Nhà báo Belarus nói gì sau khi bị bắt trong vụ 'cướp máy bay' chấn động?
25/05/2021 18:18 GMT+7
Ngày 24.5, Roman Protasevich, nhà báo Belarus bị chính quyền nước này bắt giữ sau khi chuyến bay của ông bị một chiến đấu cơ buộc phải hạ cánh xuống Minsk, xuất hiện trong một đoạn video, tuyên bố sức khỏe mình vẫn tốt.
Tự động phát
Ông Roman Protasevich cũng xác nhận đã hỗ trợ tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn chống chính phủ Belarus.
Trong đoạn video, nhà báo này mặc áo len thun tối màu, nắm chặt 2 tay trước mặt, cho biết ông đang ở tại một trại giam ở Minsk và bác bỏ các thông tin trên mạng xã hội rằng ông đang gặp vấn đề về tim.
“Tôi có thể khẳng định rằng tôi không có vấn đề sức khỏe nào hết, cả về tim hay về mọi cơ quan khác. Các cảnh sát đối xử với tôi hợp lý và đúng luật. Và tôi cũng tiếp tục hợp tác điều tra, và thừa nhận đã tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Minsk”, ông Protasevich nói trong đoạn video.
|
Tuy nhiên, các đồng minh của nhà báo này không tin vào đoạn video. Một lãnh đạo phe đối lập Belarus viết trên Twitter cá nhân: “Đây là cách Roman thể hiện khi đang bị áp lực thể chất và tinh thần. Tôi yêu cầu ngay lập tức trả tự do cho Roman và các tù nhân chính trị khác”.
Chuyến bay của hãng Ryanair chở Protasevich và Sophia Sapega, một nữ sinh viên 23 tuổi đi cùng ông, đang đi từ Hy Lạp đến Lithuania thì Belarus điều chiến đấu cơ lên ngăn chặn, buộc máy bay này phải hạ cánh ở Minsk và bắt giữ họ.
|
Các lãnh đạo châu Âu họp tại Brussels đã kêu gọi cấm các hãng hàng không của Belarus hoạt động trong không phận của khối và thúc giục các hãng hàng không châu Âu tránh bay qua không phận Belarus.
Tại Washington, Thư kí Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki lên án hành động của chính phủ Belarus là “sự sỉ nhục trơ trẽn đối với nền hòa bình thế giới” và cho biết Mỹ sẽ yêu cầu điều tra quốc tế.
EU và Mỹ đã áp nhiều biện pháp cấm vận kinh tế lên Minsk hồi năm 2020, nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến chính phủ của Tổng thống Alexander Lukashenko.
|
Ông Lukashenko phủ nhận mọi cáo buộc gian lận bầu cử, và đứng vững trước làn sóng phản đối sau kỳ bầu cử gây tranh cãi.
Belarus khẳng định việc buộc máy bay hạ cánh bắt nguồn từ một đe dọa đánh bom từ nhóm dân quân Hamas của Palestine. Một phát ngôn viên Hamas bác bỏ điều này và, nhấn mạnh nhóm này này không biết và không liên quan đến vấn đề.
Khi máy bay Ryanair đến Lithuania, nhà chức trách cho biết có 5 hành khách trong danh sách ban đầu không xuất hiện, tức là 3 người nữa có thể vẫn còn ở Minsk.
Bình luận (0)