‘Nhà đèn’ vẫn chưa thể sáng

14/07/2015 04:53 GMT+7

Trong những năm qua, đã có hàng chục ngàn tỉ đồng để đầu tư cho việc cải tạo hệ thống lưới điện, lắp đặt, thay mới công tơ... nhưng sự lạc hậu, kém cỏi trong công nghệ, cách tổ chức ghi số, chốt sổ, thu tiền điện của Tập đoàn điện lực VN (EVN) dường như chưa thấy được cải thiện nhiều. Và chính sự lạc hậu, yếu kém đó trên thực tế đã làm thiệt hại đến lợi ích của nhiều khách hàng EVN và gây thiệt hại cho chính EVN.

Trong những năm qua, đã có hàng chục ngàn tỉ đồng để đầu tư cho việc cải tạo hệ thống lưới điện, lắp đặt, thay mới công tơ... nhưng sự lạc hậu, kém cỏi trong công nghệ, cách tổ chức ghi số, chốt sổ, thu tiền điện của Tập đoàn điện lực VN (EVN) dường như chưa thấy được cải thiện nhiều. Và chính sự lạc hậu, yếu kém đó trên thực tế đã làm thiệt hại đến lợi ích của nhiều khách hàng EVN và gây thiệt hại cho chính EVN.

Dễ thấy nhất là với hàng triệu công tơ điện đang được treo, mắc trên cao, ngoài nhà dân, việc EVN phải tổ chức hàng ngàn nhân công hằng tháng phải bắc thang, đọc ghi chép bằng mắt thường... lượng điện tiêu thụ của từng hộ dân quả thực không tránh khỏi những sai số nhất định.

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bị ghi sai: năm 2014, riêng huyện Sóc Sơn (Hà Nội) ghi nhận trên 200 hộ dân bị ghi sai. Mùa hè năm nay, đợt cao điểm nắng nóng, ở một số quận của Hà Nội cũng đã có nhiều hộ dân phản ánh việc bị ghi sai lượng điện sử dụng khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt và đã có nhiều trường hợp được thừa nhận và trả lại tiền thu sai cho người dân.

Chính vì những điều này, người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ về sự không minh bạch trong cách tính toán tiền điện, việc ghi số công cơ điện...

Những giải thích của EVN, của Bộ Công thương về chuyện hóa đơn tiền điện cao do nắng nóng, do học sinh nghỉ hè đã không còn đủ sức thuyết phục khi việc lắng nghe khách hàng, xử lý các trường hợp cán bộ, nhân viên ghi sai đã không được thực hiện và công bố. Công nghệ lạc hậu, cách tổ chức yếu kém, việc giám sát lỏng lẻo... tất cả đã khiến hình ảnh của EVN - “nhà đèn” đang thiếu minh bạch hơn lúc nào hết.

Cho dù ở một số đơn vị điện lực địa phương bắt đầu áp dụng cách đọc, ghi công tơ điện mới: dùng gậy “tự sướng” chụp màn hình công tơ, đưa về trung tâm tổng hợp, cách thức này tuy có thuận tiện, giảm sai sót, giảm sự tùy tiện của nhân viên điện lực nhưng đó vẫn là cách làm tạm thời và cũng chưa hoàn toàn đảm bảo chính xác (nhiều hình chụp vẫn rất mờ, khó đọc).

Việc ngành điện đầu tư gậy, máy tính bảng có thể coi là giải pháp tình thế, không đem lại hiệu quả cao vì áp dụng cách mới nhưng công việc ghi số điện vẫn sử dụng từng đấy nhân công. Nhân công thủ công vẫn có, giờ thêm vài trăm tỉ đầu tư cho các công nhân thủ công thì không cải thiện được tình hình.

Ngành điện cần phải có những đầu tư lớn hơn để thay thế hết số công tơ cơ hiện tại bằng công tơ điện tử, để không cần phải tổ chức hàng ngàn nhân viên đi đọc, ghi từng công tơ, rất thủ công, dễ gây ra nhiều sai sót, và dễ bị điều chỉnh theo chủ quan của người đi ghi, như cách làm hiện nay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.