• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhà phát triển ChatGPT ra công cụ phát hiện văn bản do AI viết, hiệu quả ra sao?

02/02/2023 15:28 GMT+7

OpenAI, phòng thí nghiệm nghiên cứu đã sáng tạo chương trình ChatGPT đình đám, vừa ra mắt công cụ phát hiện văn bản có được công nghệ trí tuệ nhân tạo viết ra hay không. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn.

Trong một bài viết hôm 31.1, Open AI đã liên kết với một công cụ phân loại mới, được tạo ra để phân biệt giữa những văn bản do con người viết với các văn bản được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù "không thể phát hiện chính xác hoàn toàn tất cả văn bản do AI viết nhưng bộ phân loại vẫn có thể nhận ra các dấu hiệu cho thấy văn bản được viết bởi công nghệ AI".

Các nhà nghiên cứu cho biết công nghệ này có thể hữu ích trong những trường hợp AI được sử dụng cho "sự gian dối trong các bài viết học thuật".

Dù vậy họ thừa nhận rằng  bộ phân loại "không hoàn toàn đáng tin cậy" và chỉ chính xác khoảng 26% đối với văn bản tiếng Anh, với các ngôn ngữ khác thì "tệ hơn đáng kể".

Tuy nhiên, các nhà phát triển tin tưởng rằng "độ tin cậy thường được cải thiện khi độ dài của văn bản tăng lên", và "so với các chương trình phân loại trước đây thì đây là công cụ đáng tin cậy hơn".

ChatGPT đã khiến các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới lo ngại vì có thể dẫn đến gian lận trong các kỳ thi.

Các giảng viên ở Anh đang được khuyến khích xem xét lại cách thức đánh giá các khóa học, trong khi một số trường đại học đã cấm hoàn toàn công nghệ này.

Một số tạp chí khoa học cũng đã cấm sử dụng ChatGPT trong văn bản cho các bài báo.

Tuy nhiên, ba trường đại học chính ở Nam Úc vào tháng trước đã cập nhật chính sách, theo đó cho phép sử dụng công cụ AI như ChatGPT nhưng phải công khai điều này.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.