Nhà sản xuất đất hiếm Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng

25/06/2019 08:38 GMT+7

Theo một nhà sản xuất nam châm có trụ sở tại Bắc Kinh, các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện trên khắp thế giới sẽ ngày càng bị buộc phải cạnh tranh đất hiếm với thị trường đang phát triển của Trung Quốc.

Theo Bloomberg, công ty khoa học vật liệu Jingci Material Science sẽ mở rộng năng lực sản xuất các vật liệu từ tính neodymium-sắt-boron (viết tắt là NdFeB) lên 8.000 tấn vào cuối năm nay, từ khoảng 6.500 tấn hiện tại. Thông tin này được giám đốc bán hàng Qiu Yi của Jingci công bố bên lề một hội nghị công nghiệp diễn ra tại Thượng Hải tuần trước. Mục tiêu cuối cùng là nâng công suất lên 12.000 tấn nhưng công ty không đưa ra khung thời gian cụ thể.
Tầm quan trọng của các nguyên tố đất hiếm, có mặt trong một loạt ứng dụng từ hàng tiêu dùng đến quân dụng, đã trở thành tâm điểm chú ý trong những tuần gần đây khi Trung Quốc cân nhắc sử dụng vị trí nhà cung cấp đất hiếm thống trị thế giới như một con bài chiến lược trong cuộc chiến thương mại với Washington. Khoáng sản này được sử dụng nhiều nhất ở trong các nam châm vĩnh cửu, thành phần không thể thiếu trong mọi thứ như điện thoại, máy tính, ô tô…
Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất nam châm vĩnh cửu lớn nhất, đã tạo ra khoảng 160.000 tấn NdFeB năm ngoái trong tổng công suất khoảng 300.000 tấn. Theo các kết quả tài chính được công bố vào tháng 4 vừa qua bởi công ty Ningbo Yunsheng, Trung Quốc hiện chiếm khoảng 80% trong tổng thị trường nam châm NdFeB toàn cầu trị giá 10 tỉ USD.
[VIDEO] Chiến tranh thương mại căng thẳng, Mỹ lo ngại Trung Quốc ngừng cung cấp đất hiếm
Qiu trích ước tính của công ty cho thấy Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất thế giới về xe điện và nhu cầu về nam châm NdFeB, có thể tăng lên 12.250 tấn vào năm 2022 và sau đó là 34.300 tấn vào năm 2025, nhảy vọt từ con số khiêm tốn 5.600 tấn năm 2018.
Các nam châm NdFeB chứa khoảng 30% neodymium và praseodymium, hoặc viết ngắn gọn là NdPr, hai trong số 17 nguyên tố đất hiếm khá phong phú trong lớp vỏ Trái đất, mặc dù chúng ít được khai thác phổ biến hơn các loại quặng khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.