Nhà văn Nguyên Ngọc nhìn về giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20

Ngọc An
Ngọc An
11/08/2022 06:40 GMT+7

Tọa đàm Giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20 dưới góc nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc, do Công ty Nhã Nam và Viện Pháp tổ chức, nhân dịp ra mắt cuốn sách Dọc đường của nhà văn, diễn ra lúc 9 giờ 30 ngày 13.8 tại LeCafe (Hà Nội).

Buổi tọa đàm có sự tham gia của tác giả - nhà văn Nguyên Ngọc, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, TS văn học Mai Anh Tuấn.

Dọc đường gồm 2 phần cơ bản, một là những bài viết liên quan đến các hoạt động văn hóa văn chương của Nguyên Ngọc, hai là những đoạn trích từ cuốn hồi ký của đời ông. Cụ thể hơn, 34 bài viết và ghi chép của Nguyên Ngọc về văn chương, giáo dục, con đường phát triển đất nước; cũng như các hồi ức và các chân dung văn học trên một hành trình sống đầy ắp trải nghiệm.

Một phần nội dung quan trọng trong cuốn sách mới của ông là về sự giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20 và các gương mặt trí thức nổi bật của thời kỳ đó. Đầu thế kỷ 20 là một thời kỳ chuyển động lịch sử quan trọng, khi văn hóa Pháp - Việt có sự giao thoa mạnh mẽ, cùng với sự xuất hiện một thế hệ những trí thức xuất chúng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… Thế hệ ấy có một lợi thế: họ là thế hệ đa văn hóa, từ Hán học chuyển sang Tây học. Những con người đó gặp một chuyển đổi thời đại hết sức quan trọng, khi VN đối mặt với phương Tây, khi diễn ra sự va chạm quyết định giữa 2 nền văn hóa. Trong họ là sự kết nối giữa 2 nền văn hóa, và vấn đề của họ luôn là sự kết nối giữa 2 nền văn hóa đó.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.