Nghiên cứu mới cho thấy việc uống rượu chút ít hoặc vừa phải có thể giúp giảm rủi ro mắc một trong hai dạng đột quỵ phổ biến, nhưng uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc cả hai dạng đột quỵ, theo hãng tin UPI.
Hỗn hợp gồm tỏi và mật ong có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, giảm huyết áp cao và cải thiện sức khỏe não, theo boldsky.
Một nhóm nghiên cứu ở Anh và Thụy Điển đã rà soát kết quả 25 cuộc nghiên cứu cùng dữ liệu quốc gia của Thụy Điển. Các chuyên gia ghi nhận việc uống đến hai ly rượu mỗi ngày có liên quan đến việc giảm rủi ro bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke), nhưng lại không có tác dụng đối với rủi ro bị đột quỵ xuất huyết (hemorrhagic stroke).
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, khoảng 87% ca đột quỵ thuộc dạng thiếu máu cục bộ, trong khi chỉ 13% là đột quỵ xuất huyết.
Việc uống rượu nhiều (từ 3-4 ly hoặc hơn mỗi ngày) có liên quan đến rủi ro bị cả hai dạng đột quỵ, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san BMC Medicine số ra ngày 23.11 vừa qua.
Theo Tổ chức y tế thế giới, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam (chiếm hơn 20% các trường hợp tử vong mỗi năm).
“Kết quả của chúng tôi cho thấy người uống rượu nhiều có nguy cơ bị xuất huyết trong não tăng 1,6 lần và nguy cơ bị xuất huyết dưới màng nhện (tức chảy máu từ một động mạch bị hư hỏng trên bề mặt của não - NV) tăng 1,8 lần. Mối liên hệ giữa việc uống rượu nhiều và hai dạng đột quỵ này mạnh hơn so với mối liên hệ với dạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ”, trưởng nhóm nghiên cứu Susanna Larsson cho biết. Bà là phó giáo sư chuyên ngành dịch tễ học tại Viện Karolinska ở Thụy Điển.
Theo nhóm nghiên cứu, những sự khác biệt giữa việc uống rượu với dạng đột quỵ có thể bắt nguồn từ cách rượu tác động đến cơ thể.
Nhiều người biết rằng thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng lại không biết nó cũng có thể là người bạn đồng hành phòng ngừa căn bệnh này, hay thậm chí hỗ trợ chữa lành sau một cơn đột quỵ.
“Nghiên cứu trước đây đã khám phá mối liên hệ giữa việc uống rượu và mức fibrinogen thấp hơn. Fibrinogen là một protein trong cơ thể giúp hình thành huyết khối”, bà Larsson nói.
“Mặc dù điều này có thể giúp giải thích mối liên hệ giữa việc uống rượu từ chút ít đến vừa phải và sự tụt giảm rủi ro đột quy do thiếu máu cục bộ, tác động có hại của việc uống rượu lên áp lực máu - một tác nhân rủi ro chính gây đột quỵ - có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết và áp đảo mọi lợi ích tiềm tàng”, chuyên gia Thụy Điển nhấn mạnh.
Nghiên cứu được công bố trên Journal of the American College of Nutrition cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày giúp giảm 12% nguy cơ bị đột quỵ.
Mặc dù các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ giữa rượu và rủi ro đột quỵ, cuộc nghiên cứu chưa chứng minh được nguyên nhân và kết quả. Phó giáo sư Larsson và các cộng sự cho rằng có thể có những yếu tố khác ngoài việc uống rượu có thể tác động đến kết quả.
Vừa qua, Bayer phối hợp với Hội Đột quỵ TP.HCM tổ chức hội thảo 'Tối ưu hóa sử dụng kháng đông trên bệnh nhân đột quỵ do rung nhĩ không do van tim' với hơn 200 bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, Tim mạch trên cả nước.
Bình luận