Sự suy yếu của nhân dân tệ xuất hiện giữa bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước có dấu hiệu chậm lại và chứng khoán Trung Quốc chính thức bước vào “thị trường gấu”, hay còn gọi là thị trường giá xuống, trong tuần này.
Hôm 24.6, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thông báo giảm tỷ lệ yêu cầu dự trữ xuống 0,5 điểm phần trăm, giải phóng thêm tiền mặt để thúc đẩy hoạt động kinh tế và giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ.
Đây không phải là lần đầu tiên nhân dân tệ cho thấy tính kém bền vững. Thực tế, sự suy yếu về giá trị nội tệ Trung Quốc vào mùa hè năm 2015 và 2016 đã dẫn đến tình trạng dòng vốn dự trữ chảy ra đáng kể. Theo các chuyên gia, phải mất nhiều năm để dòng vốn này ổn định.
tin liên quan
Nhân dân tệ rớt giá sẽ châm ngòi cuộc chiến tiền tệ?Về mặt chính trị, nhân dân tệ suy giảm lúc này dường như không thuộc sở thích của chính phủ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu của hãng nghiên cứu chính trị Eurasia trong một ghi chú hôm 27.6 nói rằng chiến lược làm suy yếu nhân dân tệ cũng có thể “ảnh hưởng đến cơ hội của Trung Quốc trong việc xây dựng liên minh với các quốc gia khác khi thuế quan với Mỹ kết thúc”.
Mặc dù các nhà phân tích lưu ý rằng nhân dân tệ sẽ vững vàng hơn so với các loại tiền tệ ở châu Á và thị trường mới nổi, nhưng sự suy giảm của nội tệ Trung Quốc đã đến không đúng lúc.
Cho đến nay, các thị trường dường như vẫn chưa hoảng sợ. Giới hoạch định chính sách của Trung Quốc thường sử dụng lãi suất ngoài khơi để chống lại dòng đầu cơ vào tiền tệ, nhưng hiện vẫn chưa có sự nới lỏng giữa lãi suất ngoài khơi và lãi suất địa phương.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley đã chỉ ra sự khác biệt giữa giá hiện tại của nhân dân tệ và những gì mà các nhà giao dịch tin rằng sẽ diễn ra trong 12 tháng tới. Kết quả cho thấy thị trường không mong đợi “nhân dân tệ giảm giá quá mạnh”. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng cho dù đợt suy giảm này có mở rộng hay không, thì thị trường có thể sẽ bắt đầu cảm nhận được áp lực lên các đồng tiền châu Á khác, chẳng hạn như đồng yen của Nhật Bản, cũng như chuỗi cung ứng trong nước. Điều này đóng vai trò như một chất xúc tác tiêu cực đối với rủi ro toàn cầu và gợi nhớ các giai đoạn rủi ro tương tự gây ra bởi Trung Quốc, chẳng hạn như giai đoạn đầu tháng 1.2016.
Bình luận (0)