Nhận diện đa cấp bất chính

14/07/2020 12:16 GMT+7

Lúc 13 giờ 30 hôm nay 14.7, Báo Thanh Niên phối hợp với Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm 'Nhận diện đa cấp bất chính'.

Tường thuật trực tiếp
Nhận diện đa cấp bất chính
 
Từ ngày 11.6, Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài điều tra Vén màn bí mật hàng loạt sinh viên “mất tích”, phản ánh hoạt động “Team khởi nghiệp 360” có dấu hiệu kinh doanh đa cấp bất chính và nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật khác. Sau loạt bài, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an TP.HCM vào cuộc điều tra, xử lý hoạt động “Team khởi nghiệp 360”.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương, Sở Công thương TP.HCM, Hiệp Hội bán hàng đa cấp Việt Nam cũng nhanh chóng vào cuộc xác minh, kiến nghị giải pháp xử lý cũng như có biện pháp tuyên truyền để người dân phân biệt được đa cấp được cấp phép và đa cấp bất chính nhằm mục đích lừa đảo.

Sinh viên đến phỏng vấn tại một chi nhánh của "team khởi nghiệp 360"

Ảnh: Mã Phong

Để giúp bạn đọc, nhất là các sinh viên - đối tượng chủ yếu mà các nhóm đa cấp bất chính đang nhắm tới - nhận diện rõ những hành vi của kinh doanh đa cấp trái phép, lừa đảo; các quy định pháp lý liên quan đến việc giám sát, quản lý và xử phạt vi phạm mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp; ngăn chặn đa cấp biến tướng lây lan trong sinh viên, tìm giải pháp đưa sinh viên khỏi vòng xoáy đa cấp lừa đảo để đi học và làm lại cuộc đời..., vào lúc 13 giờ 30 ngày 14.7, Báo Thanh Niên phối hợp với Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm “Nhận diện đa cấp bất chính”.
Tham dự buổi tọa đàm có đại diện Bộ Công thương, Công an TP.HCM, Sở Công thương TP.HCM, Đại học Quốc gia TP.HCM, Hội Sinh viên TP.HCM, các nạn nhân và gia đình của “Team khởi nghiệp 360”... cùng các cơ quan báo, đài truyền hình.
Buổi tọa đàm sẽ được phát trực tiếp trên trang Fanpage, kênh YouTube của Báo Thanh Niên và trên thanhnien.vn.

Sản phẩm mà sinh viên bắt buộc phải mua để gia nhập "team khởi nghiệp 360"

Ảnh: Mã Phong

Theo Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, có 4 biểu hiện chính để nhận diện đa cấp bất chính, đó là: Không có giấy chứng nhận kinh doanh bán hàng đa cấp; Sử dụng mô hình bán hàng đa cấp để huy động vốn, tiền ảo…; Không có hàng hóa hoặc hàng hóa chỉ là công cụ để lôi kéo người tham gia; Nói quá thông tin về cơ hội làm giàu, khởi nghiệp để dụ dỗ người khác tham gia.
Trái lại, đối với những doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã có giấy chứng nhận kinh doanh lại có những hành vi bị cấm như yêu cầu mua hàng, đặt cọc, nộp tiền để tham gia; Trả hoa hồng cho việc tuyển dụng; Thông tin gian dối về hoa hồng tiền thưởng, sản phẩm, doanh nghiệp…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.