Nagisa Hirai từng là đứa trẻ hiếu động, thích chơi bóng đá với các bạn, song niềm vui đó tan biến ngay ngày đầu tiên cô đi học tiểu học. Cô quá sợ hãi sau khi không tìm được lớp học. Cô trở thành một "hikikomori”. Hirai lo âu quá mức với tất cả những thứ không quen thuộc, ngay cả việc quên đem đồ đến trường cũng khiến cô hoảng sợ. Dần dà, cô không còn thấy thoải mái với trường lớp dù cha mẹ nghiêm khắc buộc cô đi học.
Theo Bloomberg, người phụ nữ 30 tuổi trên hiện đang phục hồi song cho hay hiện mình vẫn còn nhiều ngày không thể kéo bản thân ra khỏi giường để đi học bán thời gian tại một trường đại học.
"Hikikomori” không phải là chủ đề mới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang lên kế hoạch vận động những người trẻ chịu cảnh này trong nỗ lực tăng cường lực lượng lao động đang già hóa. Ông Abe tuyên bố sẽ chặn việc dân số giảm từ mức 127 triệu người hiện nay xuống 100 triệu người, khuyến khích cả xã hội đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Hiện tượng "hikikomori” không có nguyên nhân duy nhất. Nó có thể xuất phát từ các yếu tố như bị bắt nạt ở trường học hay công sở, hoặc áp lực đòi hỏi thành công trong thi cử, phỏng vấn xin việc từ cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình.
Trong trường hợp của Hirai, cô vừa sợ hãi con người, vừa cảm thấy tệ khi không thể đến trường. Cô trở nên biếng ăn trong thời gian học trung học vì chật vật tìm giải pháp. Khi đó, cô chỉ nặng khoảng 30 kilogram.
“Tôi có thể ức chế cảm xúc của mình bằng cách kiềm chế sự thèm ăn”, Hirai nói. Cô không thể đến lớp và bỏ học khi bạn cùng lớp tốt nghiệp. Hirai nhận được sự hỗ trợ từ Đại học Shure, đại học phi lợi nhuận cung cấp không gian không có áp lực cho những người như cô nhưng muốn tiếp tục việc học. Cô sống một mình gần 10 năm nay và cho biết dù khá hơn, hiện cô vẫn thấy căng thẳng khi ở xung quanh vài người.
tin liên quan
Chính phủ Nhật Bản làm 'Thần tình yêu' để thúc đẩy kinh tếHẹn hò tốc độ là xu hướng tại nhiều nước trên thế giới và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Song điểm khác biệt là ở nước này, chính phủ đóng vai trò làm Thần tình yêu.
|
“Tôi sợ chuyện một lần nữa tách biệt bản thân khỏi xã hội. Điều quan trọng hơn với tôi là chuyện tôi muốn trở thành người như thế nào và tôi muốn làm gì. Cha mẹ tôi đã già và tôi chỉ mới tốt nghiệp trung học cơ sở. Tôi luôn lo làm thế nào tôi có thể sống cuộc đời mình”, Hirai chia sẻ.
Trong cuộc khảo sát giới trẻ tại bảy nước - trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc - được công bố năm 2014, Nhật Bản xếp hạng thấp nhất về mức độ tự hài lòng. Chỉ 7,5% người trẻ nước này nói rằng họ bằng lòng với cuộc sống.
Khoảng 541.000 người trong độ tuổi 15 đến 39, tương đương 1,6% dân số trong cùng độ tuổi ở Nhật Bản, được cho là những “hikikomori”, theo báo cáo được chính phủ công bố hồi tháng 9. Chính phủ xác định “hikikomori” là các cá nhân chỉ ở nhà, tránh tương tác với những người không phải là thành viên gia đình mình trong ít nhất sáu tháng.
Khi xã hội già đi, những người “hikikomori” cũng già đi. Khoảng 53% “hikikomori” ở tỉnh miền tây Shimane là 40 tuổi trở lên. Ở Yamagata, tỷ lệ này là 44%. Điều này đặt ra câu hỏi về cách họ sẽ nuôi sống bản thân một khi cha mẹ họ qua đời.
Nhà tư vấn Eriko Ito thuộc Viện Nghiên cứu Nomura cho hay với chính sách phù hợp như việc hỗ trợ tài chính hay tư vấn, “hikikomori” có thể đứng vào lực lượng lao động. Điều này sẽ giúp thúc đẩy GDP nói chung và giảm chi phí phúc lợi xã hội. Hiện Nhật Bản thành lập nhiều trung tâm trên toàn quốc và hỗ trợ những người đến giúp các “hikikomori” tại nhà.
Dù vậy, chuyện đạt hiệu quả có thể khó khăn. Hơn 65% “hikikomori” được khảo sát cho hay họ không quan tâm đến các dịch vụ vì lo ngại về việc không thể giao tiếp hay miễn cưỡng trong chuyện bị người khác chú ý. Một chuyên gia cho rằng chính sách của ông Abe đang gây áp lực lên những người “hikikomori”.
tin liên quan
Kinh tế Nhật Bản trì trệ vì người Nhật quá sợ khởi nghiệp?Tổng giá trị của các thương vụ kinh doanh mạo hiểm ở Nhật Bản là 800 triệu USD, thua xa nhiều nước khác như Mỹ, Trung Quốc và cả Israel. Người Nhật quá sợ hãi để gặt hái thành công.
Bình luận (0)