Theo AFP, lời kêu gọi được đưa ra sau khi một báo cáo mới cảnh báo rằng hành vi lạm dụng của các HLV vẫn còn phổ biến ở nước này. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Nhật Bản cho rằng lạm dụng trẻ em vẫn đang lan tràn trong đào tạo, tập luyện thể thao trên khắp các trường học, liên đoàn và thể thao chuyên nghiệp của Nhật Bản", người đứng đầu HRW tại Nhật Bản, Kanae Doi, nói với các phóng viên ngày 22.7.
|
"Mặc dù chủ đề lạm dụng trẻ em trong thể thao ngày nay là một vấn đề toàn cầu, nhưng chúng tôi đã tập trung vào Nhật Bản vào năm 2020 vì Olympic và Paralympic đang đến nước này. Mọi người Nhật đều không may biết rằng hình phạt về thể xác... đã phổ biến trong thể thao Nhật Bản", bà Kanae Doi nói.
Tổ chức trên ghi lại lời kể của hơn 800 cựu VĐV nhí, trong đó nhiều người dự Olympic, ở 50 môn thể thao tại Nhật Bản. Họ phát hiện ra rằng nhiều VĐV đã bị đấm, đá hoặc trải qua lạm dụng bằng lời nói, trong khi những người khác tiết lộ họ bị buộc ăn quá mức, từ chối cung cấp nước hoặc kêu ca để đào tạo ngay cả khi bị thương. "Tôi đã bị đánh rất nhiều lần mà tôi không thể nhớ hết được", một VĐV nói với tổ chức theo dõi nhân quyền.
Vấn nạn trên đã ám ảnh Keiko Kobayashi khi người con trai của anh là một võ sĩ judo 15 tuổi tài năng bị HLV sử dụng một kỹ thuật làm nghẹt thở và ném xuống sàn, gây chấn thương sọ não nghiêm trọng. “Tôi muốn cho trẻ em nhận biết rằng đây là lạm dụng. Tôi muốn họ lên tiếng", ông Kobayashi nói với AFP. Người cha 70 tuổi này đau đáu cho biết, vị HLV trên đã không bị truy tố và tiếp tục làm giáo viên hướng dẫn của trường. Con trai ông, hiện 30 tuổi, vẫn đang chịu ảnh hưởng của chấn thương và cần có sự giám sát chặt chẽ của gia đình cũng như các chuyên gia y tế.
|
Lạm dụng trong thể thao Nhật Bản đã trở thành tiêu đề trong những năm gần đây. Năm 2018, một cậu bé 13 tuổi trong đội cầu lông của một trường học đã tự sát và cha mẹ cậu đã buộc tội HLV của con mình về những lời lăng mạ và lạm dụng trong thời gian dài. Bạo lực cũng thường được khiếu nại trong môn võ truyền thống sumo của Nhật Bản…
Các nhà hoạt động của HRW nói rằng, hầu hết VĐV trẻ thường sợ tố cáo việc bị lạm dụng, dẫn đến các HLV tiếp tục quấy rối. Takuya Yamazaki, một luật sư thể thao làm việc trên báo cáo của HRW cho biết, tầm quan trọng của văn hóa Nhật Bản đối với người lớn tuổi có thể khiến một số người trẻ không dám công khai nói ra. Vì vậy, HRW muốn thấy hành động cứng rắn hơn từ Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt nhắm vào việc lạm dụng các VĐV trẻ.
Bình luận (0)