Nhiều người vừa hết Covid-19 lại nhiễm 'nấm đen', phải múc bỏ mắt tại Ấn Độ

25/06/2021 14:59 GMT+7

Vừa thoát khỏi Covid -19, hàng chục ngàn người Ấn Độ lại phải đối diện với căn bệnh nấm đen có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Bệnh nhiễm trùng nấm Mucormycosis, còn gọi là nhiễm trùng “nấm đen” bị cho là đang lan rộng ngoài tầm kiểm soát tại Ấn Độ. Thuốc amphotericin-B trị nấm đen đang trong cảnh khan hiếm tại nước này.
Tính đến ngày 11.6, có 31.216 ca nhiễm nấm đen tại Ấn Độ, tăng 150% so với 3 tuần trước đó. Theo đài NDTV, trong số những người bị nhiễm trùng có 2.109 ca tử vong.
Chính quyền Ấn Độ chưa công bố số người bị nhiễm nấm đen nhưng Thủ tướng Narendra Modi gọi đây là thách thức mới trong đại dịch Covid-19.
Bệnh nhiễm trùng “nấm đen” có nguy cơ tử vong lên tới 50% và thường có các triệu chứng như nghẹt mũi và chảy máu mũi; sưng và đau mắt; sụp mí mắt; mắt mờ và cuối cùng là mất thị lực. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này từ 12 - 15 ngày sau khi khỏi bệnh Covid-19.
Đáng lo là các bệnh nhân nhiễm “nấm đen” chỉ đến khám khi họ đã mất thị lực, nên phải phẫu thuật bỏ mắt để ngăn nhiễm trùng lên não. Một số bệnh nhân còn phải bỏ cả hai mắt, thậm chí là mũi và xương hàm để ngăn chặn nấm lây lan trong cơ thể.

Căn bệnh nấm đen đang tấn công bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ nguy hiểm ra sao?

Chưa rõ nguyên nhân khiến số người bị nhiễm nấm đen tăng lên nhưng các bác sĩ cho rằng bệnh nhiễm nấm này bắt nguồn từ việc lạm sử dụng kháng sinh và steroid, một cách điều trị giúp cứu sống các bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng. Trong quá trình chống lại SARS-CoV-2, steroid gây rủi ro làm giảm khả năng miễn dịch và khiến bệnh nhân dễ nhiễm mầm bệnh nấm đen.
Bện nhân tiểu đường cũng bị cho là dễ bị ảnh hưởng từ nấm đen, trong khi Ấn Độ là một trong những nước có số người bị tiểu đường cao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.