Nhiều phương án xử lý cho học sinh không vào được lớp 10

Theo phương án tuyển sinh vào các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, năm học 2017 - 2018 chỉ tuyển 90% số học sinh (HS) tốt nghiệp THCS đăng ký vào học lớp 10.

Điểm xét tuyển gồm điểm kết quả rèn luyện, học tập và điểm cộng thêm. Cách xét tuyển sẽ căn cứ chỉ tiêu được giao và điểm xét tuyển để lấy từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Ông Hồ Văn Hưng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, cho biết với 20.861 HS tốt nghiệp THCS, đã có 18.775 HS đăng ký vào lớp 10 các trường công lập năm học 2017 - 2018. Sau khi áp dụng hình thức xét tuyển lấy 90%, có nghĩa 1.285 HS không vào lớp 10 công lập.
Theo ông Hưng, địa phương chọn hình thức xét tuyển và phân tuyến từng khu vực là thực hiện theo chỉ thị của trung ương về phân luồng HS. Nếu HS nào không trúng tuyển vào lớp 10 công lập thì có thể đi học trường tư thục, học nghề và học hệ thống giáo dục thường xuyên, song song với học văn hóa ở các địa bàn khác trên địa bàn tỉnh. “Theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về phân luồng HS sau THCS, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tại tỉnh Quảng Nam có ít nhất 20% HS sau tốt nghiệp THCS vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, ông Hưng thông tin thêm.
H.Nông Sơn là địa phương đầu tiên có phụ huynh lên tiếng phản ứng hình thức xét tuyển này, khi nhiều HS không vào được lớp 10. Tại Trường THCS Quế Trung, có 33 HS không thể đến trường, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Ông Lê Trí Thức (53 tuổi, ở xã Quế Trung, phụ huynh của Lê Quang Bảo, 15 tuổi), cho biết nhiều HS đã làm hồ sơ vào lớp 10 nhưng sau đó lại bị “trượt”. Tại H.Nông Sơn cũng không có lớp bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên nên theo ý kiến ban đầu của phụ huynh, 33 HS không vào được lớp 10 đồng nghĩa với việc phải nghỉ học. Ông Nguyễn Ngọc Triêm, cán bộ phụ trách THCS (Phòng GD-ĐT H.Nông Sơn), cho biết trên địa bàn huyện có 328 HS tốt nghiệp THCS, nếu áp dụng quy định mới chỉ có khoảng 295 HS được tuyển vào lớp 10. “Huyện chỉ quản lý từ THCS trở xuống, còn vấn đề trên vượt quá quyền hạn, thẩm quyền nên không thể đề xuất được”, ông Triêm nói.

tin liên quan

Năm học mới giải quyết tồn tại cũ
Xây dựng chuẩn giáo viên mới, sửa đổi Đề án ngoại ngữ 2020... là những văn bản quy định mới dự kiến sẽ được hoàn thiện, ban hành trong năm học 2017 - 2018.
Trong khi đó lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết các phòng GD-ĐT, trường học đã sớm có thông tin định hướng cho HS về quy định phân luồng này. Trả lời PV Thanh Niên ngày 21.8, ông
Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết thậm chí trong năm học tới 2018 - 2019, có thể địa phương sẽ nâng tỷ lệ phân luồng HS lên 15% và tiếp tục tăng lên 20%, 30% cho các năm học kế tiếp. Theo ông Quốc, gần 1.300 HS không “vào” được lớp 10 năm học 2017 - 2018, theo phương án phân luồng không phải bỏ học mà có thể chọn vào học tại hệ thống các trường nghề, tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên… Thậm chí trung tâm đào tạo của liên minh HTX, đang có chính sách hỗ trợ tốt, cũng là một địa chỉ có thể lựa chọn. “Nhóm HS ở H.Nông Sơn vẫn có thể đăng ký học tại Trường THPT dân lập Phạm Văn Đồng đóng ở H.Quế Sơn. Vấn đề là các em có muốn và lựa chọn để học hay không”, ông Hà Thanh Quốc khẳng định.
10% học sinh tỉnh Quảng Trị phân luồng học nghề sau THCS
Theo số liệu của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, năm 2017 toàn tỉnh có 9.630 HS tốt nghiệp THCS nhưng có 1.200 không theo học tiếp THPT hay giáo dục từ xa. Theo phân tích, trung bình mỗi năm vào khoảng 10% HS Quảng Trị phân luồng học nghề. Theo ông Lê Trường Sơn, ngoài một số trường THPT ở trung tâm TP.Đông Hà hoặc TX.Quảng Trị dư chỉ tiêu, còn lại hầu hết các trường đều tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu. Đối với các trường hợp dư chỉ tiêu, hằng năm Sở thường linh động chỉ đạo chuyển hồ sơ HS sang các trường lân cận, hoặc thậm chí cho tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Nguyễn Phúc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.