Các tổn thương mài mòn phần mềm, còn là tổn thương bởi bỏng nhiệt do ma sát, nên thường gây tổn thương sâu. Ngoài ra, gót chân là nơi chịu lực tì đè, vận động thường xuyên và mạch máu nuôi dưỡng kém nên khả năng lành thương cũng kém hơn nơi khác. Bánh xe là nơi dính nhiều bụi đất, chứa vi khuẩn nên vết thương ở gót chân tuy nhỏ nhưng nếu chủ quan và không được xử trí ban đầu tốt thì dễ bị nhiễm trùng.
Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, để tránh các tai nạn đáng tiếc cho trẻ nhỏ, các gia đình cần tránh để trẻ ngồi một mình ở yên sau xe. Cần lưu ý, trẻ nhỏ thường hiếu động, khó ngồi yên nên trong quá trình xe chạy, trẻ thường lệch dần về một bên. Khi xe bị xóc, nghiêng hoặc thay đổi tốc độ đột ngột, có thể khiến gót chân kẹt vào nan xe, thậm chí ngã khỏi xe.
Do đó, người lớn cần lắp lưới ở bánh sau xe đạp tránh cho trẻ đưa chân vào nan bánh xe; dùng đai cố định cho trẻ khi chạy xe trên đường. Nếu trẻ không may bị kẹt chân vào bánh xe, cần cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng, kịp thời, giúp giảm các biến chứng và di chứng cho trẻ.
Bình luận (0)