Tập tạ
Các nghiên cứu mở rộng đã xác định các yếu tố khác nhau làm tăng nguy cơ đau tim, quan trọng nhất trong số đó là không hoạt động thể chất.
tin liên quan
10 thói quen tốt làm tăng tuổi thọ của bạnTheo các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ), chỉ cần 2 lượt đẩy tạ tập ngực chưa đầy 5 phút cũng có thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn nguy cơ đau tim.
Bài tập aerobic
Tập thể dục aerobic sử dụng các nhóm cơ lớn, phối hợp cả tay và chân một cách nhịp nhàng.
Thể dục aerobics khiến đổ mồ hôi và thở nhanh hơn, giúp nâng cao nhịp tim, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.
Những bài tập này đòi hỏi máu mang ô xy bơm đến các cơ bắp tập luyện. Chúng kích thích cả tim và nhịp thở.
Các bài tập aerobic bao gồm bơi lội, đạp xe, chơi tennis, nhảy dây, đi bộ hoặc chạy.
Chúng cũng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu.
Rèn luyện sức bền
Đây là hình thức luyện tập cơ bắp dưới sức ép của ngoại lực, rèn luyện sức bền, sức chịu đựng để xây dựng cơ bắp, đốt cháy calo, cải thiện mật độ xương, chức năng khớp, gân và sức mạnh dây chằng, theo The Health Site.
Phần lớn các bài tập rèn luyện sức bền đều được thực hiện ở phòng gym như chuyển động tự do, sử dụng máy tập, sử dụng tạ, đai tập.
Theo Đại học Y khoa Thể thao Mỹ, nên tập luyện các hoạt động tăng cường cơ bắp trong ít nhất hai ngày không liên tục mỗi tuần để có kết quả tốt hơn.
Tập đều đặn các bài tập tăng cơ bắp này sẽ làm giảm mỡ cơ thể, một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
tin liên quan
5 loại thực phẩm chớ bao giờ ăn sống!Ngoài ra, tập phối hợp thể dục nhịp điệu và các bài tập rèn luyện sức bền có thể giúp tăng mức cholesterol tốt và giảm cholesterol có hại.
Bài tập dẻo dai và thăng bằng
Các bài tập tăng sự linh hoạt nhằm rèn luyện khả năng căng giãn, dẻo dai và tính linh hoạt của các nhóm cơ, giúp cơ thể tăng cường khả năng vận động, và gia tăng sự lưu thông máu đến các nhóm cơ, giúp cải tiến sự tuần hoàn máu trong cơ thể.
Những bài tập này bao gồm các loại kéo duỗi khác nhau như kéo giãn cơ hông, duỗi cơ mông, xoắn cột sống.
Bài tập thăng bằng có tác dụng giúp tăng khả năng kiểm soát của hệ thần kinh lên các nhóm cơ, cải thiện sự thăng bằng, tăng sự ổn định, ngăn ngừa té ngã, giúp nâng cao việc điều khiển, liên kết tư thế, giúp phối hợp tốt hơn, và giữ ổn định các khớp một cách tối ưu nhất.
Theo các chuyên gia thể dục, nên tập những bài tập này mỗi ngày trước và sau các bài tập khác vì làm giảm đau khớp, chuột rút và các vấn đề cơ bắp khác trong khi tăng sự ổn định và ngăn ngừa té ngã, giảm rủi ro do chấn thương khi luyện tập, theo The Health Site.
Bình luận (0)