Ngày 30.12, thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, các tỉnh Bắc bộ đã nằm sâu trong khối không khí lạnh có cường độ mạnh.
Theo đó, nhiệt độ đo lúc 6 giờ sáng nay thấp nhất là ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 1,7 độ C; Sa Pa (Lào Cai) 4,3 độ C; Pha Đin (Điện Biên) 5,4 độ C; Mộc Châu (Sơn La) 6,7 độ C; Trùng Khánh (Cao Bằng) 6,7 độ C; Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 6,8 độ C; Ngân Sơn (Bắc Kạn) 8,7 độ C.
Các tiểu thương đều phải mặc áo mưa khi làm việc tại chợ cá Yên Sở |
Đình Huy |
Cả ngày ngâm tay dưới nước lạnh
Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất là 11 độ C, mọi hoạt động của người dân dường như chậm lại. Thế nhưng tại chợ cá Yên Sở vẫn có hàng chục tiểu thương mưu sinh ngoài trời.
Ghi nhận của Thanh Niên sáng 30.12, trong giá rét 11 độ C, những tiểu thương đều mặc áo mưa kín mít vừa để giữ ấm, vừa để khi bắt cá tránh nước bắn vào người. Không khí vội vã, khẩn trương hơn mọi ngày vì ai cũng muốn bán xong hàng để về nghỉ.
Bà Đặng Thị Hiền (62 tuổi, tiểu thương bán cá 10 năm tại chợ Yên Sở) cho biết, ngày nào bà cũng bán cá từ 23 giờ đêm hôm trước đến sáng hôm sau mới về nhà. Những ngày rét, bà chỉ mặc áo mưa giữ ấm cơ thể, còn tay luôn phải ngâm trong nước lạnh.
Mặc dù trời lạnh, ảnh hưởng đến công việc nhưng những tiểu thương vẫn lạc quan, vui vẻ |
Đình Huy |
“Mùa đông đúng là nỗi ám ảnh của những người buôn cá như chúng tôi. Khi người ta đang chăn ấm đệm êm thì tôi phải nhúng người vào nước”, bà Hiền nói.
Theo bà Hiền, cá chép năm nay có giá 50.000/kg, cá trắm đen là 100.000 - 120.000 đồng/kg, rẻ hơn một chút so với năm ngoái nhưng lại dễ bán.
Ở gian hàng cá cuối chợ, ông Mai Văn Chính (58 tuổi) đang ngâm bàn tay bầm tím, nứt nẻ xuống nước để chọn những con cá cho khách. Ông Chính cho biết, dù bàn tay tê cứng nhưng vẫn cố gắng chịu đựng để mưu sinh. Nhiều hôm trời lạnh, ngâm tay nhiều giờ trong nước ông phải nghỉ giữa chừng, ra hơ tay vào lửa rồi lại vào vớt cá tiếp.
"Có những hôm tay tôi tê cứng không thể kéo được cổ áo nhưng mình vẫn cố gắng thôi, trời lạnh khách không chịu vớt cá thì mình phải làm", ông Chính nói.
Tay trần bê đá
Tưởng chừng những người bán cá đã khổ sở với thời tiết mùa đông nhưng vẫn còn những người vất vả hơn tại chợ cá, đó là những người khiêng đá. Những cây đá nặng 40 kg, tiểu thương, lái buôn mua đá để ướp cá, làm mát nước trong bể cá.
Anh Chu Văn Lâm (38 tuổi, 10 năm bán đá tại chợ cá Yên Sở) cho biết, những ngày mùa đông, công việc của anh bị ảnh hưởng nhiều vì chỉ bán được 20% so với những ngày mùa hè.
Thông thường vào mùa hè, mỗi ngày anh bán được 400 - 500 cây đá nhưng mùa đông chỉ bán được 50 - 100 cây. Tiền lãi ít, thế nhưng anh phải làm từ 23 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ trưa hôm sau để cầm cự qua ngày.
Anh Lâm bên cạnh những cây đá |
Đình Huy |
“Lúc làm, đập đá cho khách, nước đá tan ra, bắn vào người, thấm qua từng lớp áo, lạnh cắt da cắt thịt. Chúng tôi cũng đeo găng tay nhưng chẳng ăn thua”, anh Lâm nói.
Theo anh Lâm, việc khiêng đá giữa trời rét còn tổn hại đến sức khỏe sau này vì chắc chắn xương khớp sẽ ảnh hưởng. Biết là vậy nhưng vì cuộc sống, anh vẫn phải làm việc.
Tiểu thương phải ngâm tay cả ngày trong nước |
Đình Huy |
...để chọn những con cá theo yêu cầu của khách |
Đình Huy |
Ông Chính phân loại những con cá rô phi để bán cho lái buôn |
Đình Huy |
Ngâm tay trần trong nước nhiều giờ liền nên bàn tay của những người buôn bán cá đỏ ửng vì buốt |
Đình Huy |
Thậm chí còn bị nứt nẻ, bầm tím |
Đình huy |
Anh Lâm chặt những tảng đá để bán cho khách |
Đình Huy |
Đá sẽ giúp những con cá trong nước khỏe hơn |
Đình Huy |
Ông Đặng Ngọc Quảng (50 tuổi, tiểu thương buôn cá) bê những khay đá để ướp cá |
Đình Huy |
Ông Quảng bắt buộc phải chịu lạnh, tay trần bê đá, chặt đá vì đeo găng tay sẽ gây trơn, trượt, làm việc không hiệu quả |
Đình huy |
Tiểu thương ngồi co ro khi đợi khách |
Đình Huy |
Bình luận (0)