Nếu những cảm giác như chán nản, lo lắng hay cô đơn khiến bạn muốn ăn gì đó ngay cả khi cơ thể bạn không cần thì bạn là một người ăn uống theo cảm xúc.
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường ý chí, chống lại cảm giác thèm ăn - Ảnh: Shutterstock |
Sau đây là một vài cách giúp bạn vượt qua việc ăn uống theo cảm xúc, theo indiatimes.
Viết nhật ký ăn uống
Ghi lại những gì bạn ăn, trong lúc bạn đang ăn hay những cảm giác khiến bạn muốn ăn và những gì bạn cảm thấy được sau khi ăn. Ví dụ, bạn có thể viết như sau: “Lúc 10 giờ tôi đã ăn bánh, lý do là tôi cảm thấy cô đơn và chán nản nhưng sau khi ăn xong tôi lại thấy thật sai lầm”. Nếu bạn duy trì việc viết như thế này đủ lâu thì bạn sẽ xác định được mô hình cảm xúc của bản thân cũng như các loại thực phẩm bạn cần tránh.
Cố gắng nhận biết cảm xúc
Chú ý đến cảm xúc hiện tại của bạn có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc khiến bạn muốn ăn. Đừng để cảm xúc đánh lừa bạn. Cố gắng ăn và không xem ti vi cũng như nghe nhạc vì những điều đó khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn.
Luyện tập thể dục
Bất kỳ loại hoạt động thể chất nào đều giúp bạn giảm căng thẳng và lo âu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên tập thể dục có cảm giác thèm ăn theo cảm xúc ít hơn những người khác. Tập thể dục với động lực cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, nếu bạn chỉ tập trung nhằm vào việc đốt cháy calo thì sẽ gây nhàm chán.
Chú ý giấc ngủ
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân làm cho bạn ăn uống theo cảm xúc. Ngủ đủ giấc giúp tăng cường ý chí, chống lại cảm giác mệt mỏi, giúp bạn chống lại cảm giác thèm ăn.
Gặp bác sĩ tâm lý
Thói quen ăn uống có thể hình thành từ khi còn nhỏ và việc thay đổi nó thì không phải là điều đơn giản. Đừng cảm thấy xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý vì điều đó thực sự giúp ích cho bạn.
Bình luận (0)