Nữ khó giảm cân hơn nam, tại sao?

07/03/2016 08:14 GMT+7

Cố gắng để giảm cân là một thách thức lớn và thách thức này càng trở nên nặng nề hơn nếu bạn là nữ, theo Medical News Today .

Cố gắng để giảm cân là một thách thức lớn và thách thức này càng trở nên nặng nề hơn nếu bạn là nữ, theo Medical News Today.

Phụ nữi giảm cân khó hơn đàn ông - Ảnh: ShutterstockPhụ nữi giảm cân khó hơn đàn ông - Ảnh: Shutterstock
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Molecular Metabolism tìm thấy các tế bào não hoặc tế bào thần kinh chịu trách nhiệm sản xuất hormone điều chỉnh trọng lượng cơ thể hoạt động khác nhau ở chuột cái và chuột đực, và chính điều đó khiến cho chuột cái ít có khả năng để giảm cân.
Tác giả của nghiên cứu, giáo sư Lora Heisler, thuộc Viện Dinh dưỡng và sức khỏe Rowett của Đại học Aberdeen ở Anh cùng các cộng sự nói rằng phát hiện của họ cho thấy rằng việc điều trị bệnh béo phì nên được phân biệt theo giới tính.
Não ảnh hưởng đến cách sử dụng năng lượng hoàn toàn khác nhau ở nam và nữ - Ảnh: Shutterstock

“Hiện nay không có sự khác biệt trong cách điều trị béo phì ở cả nam giới và phụ nữ”, giáo sư Heisler lưu ý. Tuy nhiên, với phát hiện mới này, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra rằng một phần của não có ảnh hưởng đáng kể đến cách sử dụng năng lượng mà chúng ta ăn là hoàn toàn khác nhau ở nam và nữ.
Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu, trong đó có các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan và Đại học Cambridge của Anh, đã tiến hành nghiên cứu trên các con chuột đực béo phì và các con chuột cái thiếu một hormone gọi là proopiomelanocortin (POMC).
Được sản xuất bởi bộ não, peptide POMC đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cảm giác ngon miệng, và giúp tiêu hao năng lượng (bằng cách đốt cháy calo trong chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất). Vì lẽ đó, các tế bào thần kinh POMC thật sự có thể hoàn thành mục tiêu tuyệt vời cho điều trị bệnh béo phì.
Sau khi phát hiện ra điều này, nhóm nghiên cứu đã cho các con chuột béo phì uống loại thuốc mà trong đó chủ yếu chứa hoạt chất lorcaserin, nhằm kích thích việc sản xuất các peptide POMC. Kết quả, những con chuột đực béo phì có xu hướng giảm cân đáng kể, trong khi đó, chuột cái chỉ mất ít trọng lượng và vẫn còn nằm trong phạm vi béo phì.
Sở dĩ có kết quả này là do tác động khác nhau của các peptide POMC trong não bộ của chuộc đực và chuột cái. Điều đó có nghĩa, thuốc chống béo phì có thể làm giảm sự thèm ăn ở cả hai nhóm, nhưng ở khía cạnh giúp điều chỉnh hoạt động thể chất và tiêu hao năng lượng, nó chỉ phát huy công dụng ở chuột đực, còn ở chuột cái thì tác dụng rất ít.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.