Dị ứng thời tiết không đơn thuần chỉ là vấn đề dị ứng với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Dị ứng thời tiết còn là sự liên kết giữa các triệu chứng xảy ra trên cơ thể bạn với những kháng nguyên phát triển phụ thuộc theo thời tiết và chúng có thể gây dị ứng cho bạn.
Dấu hiệu dị ứng thời tiết dễ nhận biết nhất là ngoài da nổi phát ban với nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy khi bạn tiếp xúc với không khí nóng hoặc lạnh đột ngột. Các vùng da hở đầu chi như mũi, má, tai, ngón tay, ngón chân... là những nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Trường hợp nguy hiểm khi bị dị ứng thời tiết là nổi mề đay cấp tính: người bệnh bị sưng phù toàn thân, đặc biệt ở vùng mắt, môi, cổ họng... và có thể bị khó thở cấp, tụt huyết áp, trụy tim mạch cần phải được cấp cứu.
tin liên quan
Một trong những bệnh lạ nhất thế giới - Dị ứng với nướcTrong tất cả những loại bệnh dị ứng trên thế giới, aquagenic urticaria - bệnh dị ứng với nước - có lẽ là một trong những bệnh lạ nhất thế giới.
Một vài nguyên nhân phổ biến liên quan đến thời tiết có thể gây dị ứng:
- Ngày khô hanh, có nhiều gió: Gió thổi phấn hoa bay vào không khí có thể gây viêm mũi dị ứng, chảy nước mắt, sốt cỏ khô (sốt cỏ khô hay còn gọi là Hay Fever là hình thức phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà như: phấn hoa, cây cỏ, bào tử nấm mốc, mạt bụi hoặc lông thú vật nuôi). Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, nên đóng cửa sổ và ở trong nhà vào những ngày lộng gió.
• Ngày có mưa hoặc ẩm ướt: Độ ẩm có thể làm cho nấm mốc phát triển, cả ở trong nhà và ngoài trời. Mạt bụi cũng phát triển mạnh trong không khí ẩm. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa thì những ngày mưa hoặc ẩm ướt sẽ tốt cho bạn. Độ ẩm làm phấn hoa nặng thêm và giữ chúng lại ở mặt đất.
• Không khí lạnh: Nhiều người bị hen suyễn dị ứng sẽ cảm thấy không khí lạnh là một vấn đề, đặc biệt là khi vận động ngoài trời có thể bị kích hoạt một cơn hen.
• Không khí nóng bức: Ô nhiễm không khí sẽ gây nên sự tồi tệ nhất trong những ngày hè nóng bức. Khí Ozone và khói bụi có thể là yếu tố gây kích hoạt nghiêm trọng đối với những người bị bệnh hen suyễn dị ứng.
tin liên quan
12 thứ khiến tình trạng dị ứng của bạn nặng hơnDị ứng là tình trạng mà cơ thể hoặc hệ miễn dịch phản ứng tiêu cực với một số chất mà chúng ta tiếp xúc, hoặc chạm, hít hoặc ăn. Dị ứng có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính.
Sự thay đổi của các mùa trong năm cũng có ảnh hưởng lớn đến tình trạng dị ứng
• Mùa xuân: Trong không khí mát mẻ, các loại thảo mộc bắt đầu sản sinh phấn hoa vào tháng 2 hoặc tháng 3. Phấn hoa thường là một nguyên nhân khá phổ biến gây dị ứng vào mùa xuân.
• Mùa hạ: Đầu mùa hè, phấn hoa cây cỏ có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng. Vào cuối hè, giống hoa cúc vàng và các loài cỏ dại khác có thể trở thành tác nhân gây dị ứng. Nấm mốc có thể phát triển và gây dị ứng đạt đỉnh điểm vào tháng 7 tại những nơi ấm áp hơn.
• Mùa thu: Ở những nơi lạnh nhiều, nấm mốc có xu hướng gây dị ứng nhiều nhất trong tháng 10.
• Mùa đông: Các kháng nguyên gây dị ứng ở trong nhà như lông thú vật nuôi và bụi bặm có thể trở thành một vấn đề gây dị ứng nghiêm trọng trong mùa đông vì bạn dành nhiều thời gian ở trong nhà khi trời lạnh.
tin liên quan
10 căn bệnh kỳ quặc nhất thế giớiUng thư, cảm lạnh, nhiễm HIV, sốt rét, bệnh suyễn… hầu như ai cũng biết, nhưng cũng có một số điều kiện sức khỏe mà ngay cả tên gọi cũng có thể khiến bạn ngạc nhiên. Đó gồm những bệnh gì?
Khi thời tiết giá lạnh, nhiệt độ môi trường bên ngoài xuống thấp (< 0OC), người bị nhiễm lạnh có thể mắc triệu chứng cước (Chilblain) - đó là tình trạng các mô bị tê cóng và đóng băng. Đây là một dạng bệnh lý do lạnh chứ không phải bị dị ứng do thời tiết. Khi tiếp xúc lâu dài với môi trường nhiệt độ quá thấp, cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến mạch máu ở các đầu chi (mũi, tai, ngón tay, ngón chân) tạo hiện tượng co mạch, làm giảm lưu lượng máu đến da để tăng lượng máu nhiều hơn đến bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng. Vùng da bị cước lúc đầu có màu trắng bệch, sờ rất lạnh và đau đớn nhiều; lâu ngày có thể trở thành màu vàng trông như sáp và sau đó sẽ có màu xanh tím đen do mô bị hoại tử vì thiếu ô xy. Những người có nguy cơ bị cước do môi trường giá lạnh: người vô gia cư, người say rượu, người già không được sưởi ấm đầy đủ, người đang kiệt sức, cơ thể bị mất nhiều nước...
Cách xử trí dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa hoặc khi có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường. Không có phương cách nào để né tránh hiện tượng tự nhiên nhưng chúng ta có thể chung sống, làm việc dưới tác động của thời tiết và chủ động làm giảm các triệu chứng dị ứng xảy ra khác biệt cho từng người.
- Chú ý đến sự thay đổi của thời tiết. Nên tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục. Vào mùa đông nên chủ động giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở các vị trí đầu chi (mặt, tai, bàn tay, bàn chân), tránh tiếp xúc với không khí lạnh cũng như nước lạnh càng nhiều càng tốt. Tránh ra ngoài khi thời tiết mưa gió thất thường. Vào mùa hè, bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ máy điều hòa trong phòng chênh lệch vừa phải so với thời tiết bên ngoài.
Kiểm tra phấn hoa và nấm mốc tại môi trường làm việc. Hạn chế thời gian làm việc bên ngoài khi bạn đang có khả năng bị dị ứng.
tin liên quan
Cà rốt và gừng: Sự kết hợp hoàn hảo cho sức khỏeNước ép cà rốt và gừng đang được nhiều người ưa thích vì tốt cho cơ thể và tâm trí. Dưới đây là 5 lợi ích của loại nước ép này, theo boldsky.
- Chuẩn bị đối phó với tình trạng dị ứng. Nếu bạn thường bị dị ứng vào cùng một thời điểm giống nhau trong năm, ví dụ với hoa cúc vàng vào mùa thu hoặc phấn hoa vào mùa xuân, thì hãy phòng bệnh bằng cách hỏi ý kiến bác sĩ về việc có thể dùng thuốc kháng dị ứng khoảng 1 - 2 tuần trước thời điểm bạn thường bắt đầu hắt hơi, ho, hoặc ngứa... để có thể phòng ngừa và ngăn chặn các triệu chứng dị ứng trước khi chúng xảy ra.
- Kiểm soát môi trường sinh sống của bạn. Chúng ta không thể thay đổi môi trường bên ngoài nhưng có thể kiểm soát được các điều kiện trong nhà của mình. Hãy sử dụng điều hòa không khí để lọc nấm mốc và phấn hoa. Tránh tiếp xúc với chó mèo, bụi, khói thuốc...
tin liên quan
Những công dụng kỳ diệu của mật ong và tỏiHỗn hợp gồm tỏi và mật ong có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, giảm huyết áp cao và cải thiện sức khỏe não, theo boldsky.
Sử dụng máy hút ẩm để ngăn sự phát triển của bụi và nấm mốc. Giày dép có thể bị dính phấn hoa, cỏ, nấm mốc, bụi bặm và các chất có thể gây dị ứng khi bạn đi lại bên ngoài. Cần chú ý kiểm tra, vệ sinh giày dép trước khi mang vào nhà.
- Sau cùng là phải được chẩn đoán đúng tình trạng dị ứng. Không nên chỉ tự đoán mò những gì gây ra dị ứng cho bạn. Hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác những yếu tố đã gây nên các triệu chứng dị ứng. Khi được chẩn đoán xác định, bạn có thể được hướng dẫn về những liệu pháp miễn dịch có thể phòng chống, giúp bạn kiểm soát tình trạng dị ứng dưới ảnh hưởng của thời tiết hay theo mùa.
Bình luận (0)