Những đội quân nước ngoài nào đang có mặt ở Syria và tại sao lại ở đó?

Những đội quân nước ngoài nào đang có mặt ở Syria và tại sao lại ở đó?

Hồ Hiền
Hồ Hiền
09/12/2024 08:32 GMT+7

Cuộc chiến bùng nổ trở lại ở Syria đã làm nổi bật vai trò của các thế lực nước ngoài tại quốc gia này.

Nhiều nước đã triển khai quân đội kể từ năm 2011, vậy những quân đội nước ngoài nào hoạt động ở Syria?

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai quân đội trên khắp tây bắc Syria để hỗ trợ cuộc nổi dậy của phiến quân năm 2011 chống lại Tổng thống Bashar al-Assad. Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn làm suy yếu các nhóm vũ trang người Kurd ở Syria trong các vùng tự trị tự lập nên dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara coi các nhóm này là sự mở rộng của Đảng Công nhân người Kurd, một tổ chức đã tiến hành cuộc hoạt động chống chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1984 và bị nước này coi là khủng bố.

Iran và các đồng minh

Iran đã triển khai Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tới Syria từ năm 2012 để giúp quân đội chính phủ của Tổng tống Assad.

Lực lượng Hezbollah của Li Băng, được Iran hậu thuẫn, đã đóng vai trò quan trọng.

Đối với Iran, Syria là đồng minh quan trọng, là một phần của “Trục kháng cự” chống lại Israel và ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Các nhóm Hồi giáo Shiite khác do Tehran hậu thuẫn, từ Afghanistan và Iraq, cũng đóng vai trò chiến đấu quan trọng.

Những đội quân nước ngoài nào đang có mặt ở Syria và tại sao lại ở đó?- Ảnh 1.

Máy bay bên trong sân bay quân sự Hama (Syria), ngày 7.12.2024

ẢNH: REUTERS

Sự hiện diện của Iran tại Syria là mối lo ngại lớn đối với Israel, khiến nước này phải thực hiện nhiều cuộc không kích.

Nga

Lực lượng Nga đã hiện diện quân sự ở Syria kể từ sau Chiến tranh Lạnh, nhưng đã can thiệp để ủng hộ Tổng thống Assad vào năm 2015.

Nga phối hợp với Iran hoạt động từ một căn cứ không quân ở tỉnh Latakia, và sự yểm trợ quyết liệt của không quân Nga đã làm thay đổi cục diện cuộc xung đột theo hướng có lợi cho quân đội chính phủ Syria.

Mỹ

Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria vào năm 2014 nhằm chống lại nhóm thánh chiến tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), tổ chức từng tuyên bố cai trị được một phần ba Syria và Iraq.

Hợp tác với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), Mỹ đã chiến đấu để đánh đuổi IS giáo khỏi những khu vực mà nhóm này chiếm được ở phía bắc và phía đông Syria.

Tổng thống Donald Trump vào năm 2018 tuyên bố rằng cuộc chiến với IS gần như đã chiến thắng, và ông muốn rút quân đội Mỹ ra khỏi đây. Nhưng kế hoạch này đã bị xếp lại sau khi vấp phải sự chỉ trích vì nguy cơ để lại khoảng trống mà Iran và Nga sẽ lấp đầy.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.