Mục đích của việc xử lý vi phạm giao thông thực chất là để giúp người vi phạm hiểu và nhớ luật giao thông. Muốn hiểu phải giải thích tường tận, muốn nhớ phải có hình phạt hợp tình hợp lý.
Mục đích của việc xử lý vi phạm giao thông thực chất là để giúp người vi phạm hiểu và nhớ luật giao thông - Ảnh:Ngọc Thắng |
Mấy tuần trước, đoạn clip ghi lại cảnh một chiến sĩ cảnh sát giao thông (CSGT) thành phố Đà Nẵng xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông với một hình thức và mức phạt…không giống ai: phạt vi phạm bằng… kẹo cao su, đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Đa số ý kiến đều ca ngợi cách ứng xử của nhân vật trong clip nhưng cũng có ý kiến ngược lại.
Anh Nguyễn Huy Hoàng, tác giả đoạn clip cho biết, anh đậu xe vượt quá mức vạch dừng khi đèn đỏ. Sau khi túyt còi, mời người vi phạm xuống xe, thay vì ghi biên bản xử phạt, anh CSGT yêu cầu anh nộp phạt bằng cách… mua dùm cụ già bán kẹo cao su 50 ngàn đồng vì suốt nửa ngày cụ đi dọc con phố mà chẳng bán được cây kẹo nào. Dĩ nhiên anh Hoàng đã chấp hành hình phạt hết sức… dễ thương này và trong lòng ngập tràn xúc động nên đã chia sẻ câu chuyện này trên Facebook của mình.
Bên cạnh hàng trăm ý kiến ca ngợi cách xử lý đầy tính nhân văn của anh CSGT, vẫn có một vài ý kiến ngược lại, cho rằng đã vi phạm luật là phải xử phạt nghiêm, có như vậy luật pháp mới được thực thi, mới có tác dụng răn đe phòng ngừa…
Tham gia giao thông hàng ngày, mỗi người trong chúng ta hẳn không ít lần đụng chạm với CSGT hay ít ra cũng từng cảm thấy bực bội, khó chịu với cách ứng xử của một vài chiến sĩ CSGT nào đó. Từ chuyện không tâm phục khẩu phục khi bị phạt, nhiều người đâm ra mất cảm tình với bộ sắc phục CSGT.
|
Không cần bình luận nhiều, nội dung hai câu chuyện trên đây đã nói lên được nhiều điều về cách hành xử của những người “bạn dân”. Một người bị phạt nhưng lòng tràn ngập những cảm xúc tốt đẹp về cách ứng xử giữa con người trong xã hội, và cảm xúc ấy lan truyền như làn sóng; một người cứ nuôi mãi một nỗi ấm ức không thể nào giải tỏa được, và cái cảm xúc tiêu cực ấy thiêu đốt con người đến nỗi có thể dẫn đến một hành động manh động nào đó.
Những tháng gần đây, những chuyện “va chạm” giữa CSGT và người tham gia giao thông xảy ra khá nhiều mà nguyên nhân vẫn là do người bị phạt chưa thật sự thấy thoải mái khi nộp phạt. Như thế cũng có nghĩa là việc xử phạt mới đạt một nửa yêu cầu, bởi mục đích việc xử lý vi phạm giao thông không phải chỉ để phạt mà còn vì một mục đích có ý nghĩa hơn, đó là để người bị phạt hiểu và nhớ luật giao thông. Muốn hiểu phải giải thích tường tận, muốn nhớ phải có hình phạt hợp tình hợp lý.
Thiếu tá Phạm Hồng Hải, Đội trưởng Đội Tham mưu Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã nói về cách hành xử của chiến sĩ CSGT trong đoạn clip nổi tiếng vừa qua: “Về cơ bản, ngoài xử phạt bằng biên bản thì một nhiệm vụ quan trọng trong xử lý vi phạm của CSGT là tuyên truyền, phổ biến để người vi phạm hiểu biết về luật giao thông. Những cách xử lý như trong clip là một trong những phương pháp tuyên truyền hiệu quả. Từ chuyện hiểu và “cảm” được vấn đề, người vi phạm sẽ tuyên truyền lại với bạn bè, người thân, ý nghĩa việc làm sẽ được nhân rộng. Nếu cứ xử phạt một cách cứng nhắc, hiệu quả sẽ không cao, người vi phạm chỉ hiểu mà không tuyên truyền được cho nhiều người khác… Còn đối với các hành vi cố tình vi phạm, và những vi phạm tiềm ẩn nguy hiểm như đua xe, cố ý vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông thì chúng tôi kiên quyết xử lý, phạt nặng…”
Trở lại với câu chuyện của em học sinh trên đây, giá như anh CSGT xem xét kỹ động cơ, hoàn cảnh, tính chất vi phạm và thay vì lấy hết những đồng tiền đổ xăng của một em học sinh nghèo, anh nhẹ nhàng giải thích, nhắc nhở, khuyến cáo em phải luôn nhớ và chấp hành nghiêm luật giao thông thì hiệu quả bài học giao thông của anh đối với em học sinh kia sẽ theo em mãi trong suốt quá trình trưởng thành của mình…
Bình luận (0)