Rồng Komodo
Đây là loài thằn lằn lớn nhất trên trái đất, dài tới 3 m và nặng hơn 136 kg. Loài này chỉ được tìm thấy ở một số hòn đảo thuộc Indonesia và có thể giết chết con mồi bằng cách tiết ra nọc độc. Với hàm răng có thể xé rách da, điều này khiến con vật có thể dễ dàng đưa nọc độc vào thịt của "nạn nhân", theo kênh Discovery.
Điều đặc biệt của Komodo là rồng mẹ có thể sinh con vô tính bằng cách tự thụ tinh cho trứng của chính mình, tức không cần phụ thuộc vào con đực. Sau khi sinh, rồng Komodo mẹ sẽ bảo vệ tổ trong 6 tháng để đảm bảo trứng không bị phá vỡ.
Tuy nhiên, sau khi trứng nở, trận chiến sinh tồn của các Komodo con mới thật sự bắt đầu. Theo đó, các con vật phải chiến đấu để giữ mạng sống cho chính mình bởi loài này từ lâu "khét tiếng" với hành vi ăn thịt đồng loại. Những "chiến binh" sống sót sẽ trở thành kẻ săn mồi đỉnh cao.
Chuyên gia Robert Espinoza thuộc Đại học Bang California (Mỹ) nói với đài National Geographic: "Kẻ săn mồi chính của rồng Komodo là những con rồng Komodo khác". Bởi vì các con trưởng thành ăn thịt đồng loại có kích thước nhỏ hơn, nên rất ít con non được nhìn thấy ở ngoài tự nhiên.
Những con “rồng” nào vẫn còn đó ngoài đời thực?
Sên biển rồng xanh
Sên biển rồng xanh có thể nhỏ bé nhưng rất mạnh mẽ. Những sinh vật này có nọc độc với vết đốt gây đau đớn, trong một số trường hợp hiếm hoi có thể đe dọa tính mạng con người. Đây cũng được xem là loài sát thủ đẹp nhất đại dương, theo Discovery.
Sâu biển rồng xanh chỉ có kích thước khoảng 3 cm, nhưng chúng ăn thịt có thể và thường xuyên tấn công Portuguese Man of War (Chiến binh Bồ Đào Nha), một loài sinh vật có độc và trông giống loài sứa.
Rồng xanh đánh cắp các tế bào châm chích từ Portuguese Man of War, sau đó lưu trữ trong cánh, để sau này dùng tấn công con mồi khác hoặc ngăn các mối đe dọa.
Nhà khoa học Ángel Valdés, chuyên gia về sên biển tại Đại học Bách khoa bang California (Mỹ), cho biết qua email: "Chúng dành cả đời để trôi nổi trên bề mặt đại dương và nuốt không khí để giúp chúng nổi lên".
Rồng bay
Theo National Geographic, rồng bay (hay thằn lằn Draco) có khả năng "bay" trên bầu trời giống như một con rồng trong thần thoại. Màng vảy giữa chân trước và chân sau, được hỗ trợ bởi một bộ xương sườn mở rộng, cho phép Dracos có thể lướt cao tới gần 50 m từ cây này sang cây khác.
Loài này chủ yếu xuất hiện ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Có hơn 40 rồng bay, nhưng chúng đều có kích thước nhỏ, trung bình khoảng 8 cm. Mỗi loài có màu sắc và hoa văn khác nhau. Trong mùa giao phối, các đặc điểm đặc trưng về ngoại hình giúp loài bò sát rồng bay đực tán tỉnh bạn tình.
Ông Jim McGuire, chuyên gia về thằn lằn bay tại Đại học California (Mỹ) nói với National Geographic qua email: "Rồng bay lướt qua các ngọn cây bằng cách sử dụng các cấu trúc giống như cánh đầy màu sắc được hỗ trợ bởi xương sườn của chúng".
Theo giới khoa học, khi bị đe dọa, loài thằn lằn ngoài đời thực này có thể lướt đi bằng nửa chiều dài của một sân bóng đá và hoàn toàn có thể tiếp đất một cách hoàn hảo.
Những hóa thạch nào được mang tên "Rồng"?
Rồng nước Trung Quốc
Rồng nước châu Á là loài thằn lằn màu xanh lá cây được tìm thấy trên khắp miền nam châu Á. Đây là một loài thực sự xứng đáng với tên gọi của nó, với vảy sừng cao chạy từ đầu đến cuối thân. Rồng nước châu Á là loài bơi lội khỏe mạnh và leo núi lão luyện, với móng vuốt dày và nhọn như kim.
Rết rồng hồng
Theo National Geographic, rết rồng hồng (hay Desmoxytes purpurosea) là loài rết có màu hồng sống động được tìm thấy trong các hang động ở Thái Lan. Chỉ dài 3 cm, những sinh vật nhỏ bé này vừa có gai vừa có chất độc. Sau những cơn mưa rào, loài rết này sẽ tụ tập với số lượng lớn. Chúng rất dễ bị phát hiện do màu sắc quá nổi bật.
Các nhà khoa học phát hiện ra loài rết rồng hồng vào năm 2007. Được cho là chỉ sống trong các hang động đá vôi, loài động vật chân đốt đầy màu sắc này tự vệ bằng cách sản sinh ra xyanua, một loại chất cực độc.
Bình luận (0)