Theo các bác sĩ, kỹ thuật hạ thân nhiệt nhằm cứu não ở bệnh nhân (BN) mắc bệnh lý tim mạch, ngưng tim, ngưng thở nguy kịch đã được ứng dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, châu Âu, những năm gần đây đã được các nước châu Á, trong đó có Việt Nam áp dụng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hạ thân nhiệt và hầu hết đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc phục hồi chức năng não sau ngừng tim.
2 cách hạ thân nhiệtKỹ thuật hạ thân nhiệt điều trị nói trên có 2 cách, gồm: kỹ thuật bao (đắp) phủ bề mặt bên ngoài (giống như ủ lạnh bên ngoài, hay còn gọi là hạ thân nhiệt ngoại biên). Tuy nhiên, kỹ thuật này thời gian hạ thân nhiệt xuống 33 độ C lâu hơn so với kỹ thuật nội mạch. Cách thứ hai là hạ thân nhiệt nội mạch, tức đưa một ống (catheter) vào tĩnh mạch đùi, điều khiển làm lạnh từ bên trong.
|
BN nào được áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt? Theo TS-BS Huỳnh Văn Ân, đó là những BN được hồi sức sau ngưng tim ổn định. Thời gian ngưng tim đến lúc hạ thân nhiệt là 6 giờ. Để đáp ứng được thời gian vàng này thì phải đảm bảo hợp tác liên viện và BN được đưa đến BV sớm nhất có thể. Lưu ý, BN ung thư giai đoạn cuối bị ngưng tim, suy thận mãn ngưng tim không nên làm kỹ thuật này.
Ngoài ra, theo TS-BS Ân, khi đưa nhiệt độ BN từ bình thường (37 độ C) xuống 33 độ C trong 24 giờ, sau đó làm ấm BN trở lại, đây là khâu rất quan trọng. Thế giới cho phép làm ấm BN lên từ 0,1 - 0,25 độ C mỗi giờ. Ở Nhật cho BN ấm dần lên từ 0,1 độ C mỗi giờ; còn BV Nhân dân Gia Định là 0,25 độ C mỗi giờ. Như vậy, BN phải mất 16 giờ tiếp theo để đưa nhiệt độ từ 33 độ C lên 37 độ C. Nếu không kiểm soát được quá trình làm ấm, nếu chỉ mất 3 - 4 giờ đưa nhiệt độ cơ thể BN từ 33 lên 37 độ C thì đó là quá trình đốt nóng bên trong cơ thể BN, làm tổn thương tế bào thần kinh. Với kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy này, làm sao khi BN hồi sức sống lại sau ngưng tim thì tổn thương trên não hạn chế thấp nhất và họ có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Bình luận (0)