Những người… muốn chết thì khó mà cứu

10/11/2015 13:10 GMT+7

Đó là tâm sự của đại tá Chu Văn Liên, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai, khi trao đổi với Thanh Niên về thực trạng cứu nạn, cứu hộ (CNCH) xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua.

Đó là tâm sự của đại tá Chu Văn Liên, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai, khi trao đổi với Thanh Niên về thực trạng cứu nạn, cứu hộ (CNCH) xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua.

Thanh niên ngáo đá trèo lên cần cẩu cao khoảng 50m vào ngày 14.7 - Ảnh: Lê LâmThanh niên ngáo đá trèo lên cần cẩu cao khoảng 50m vào ngày 14.7 - Ảnh: Lê Lâm
Nệm chưa đến, cô gái đã nhảy xuống đất
Vào chiều 2.11, chị Nguyễn Thị Ngọc Phương (20 tuổi, ngụ H.Long Thành, Đồng Nai; đang bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy) được Cơ quan CSĐT Công an H. Long Thành đưa đến Bệnh viện tâm thần T.Ư 2 (P.Tân Phong, TP. Biên Hòa) để giám định tâm thần.
Trong lúc chờ làm thủ tục giám định, chị Phương bỏ chạy ra ngoài đường Nguyễn Ái Quốc (phía trước bệnh viện) rồi leo lên cầu bộ hành cao 6m, la lối, múa máy tay chân như người bị tâm thần. Bên dưới, lực lượng CNCH Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai (đóng cách hiện trường khoảng 2km-NV) cũng có mặt nhưng chỉ biết đứng nhìn. Lát sau, chị Phương lao mình xuống đất, bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu.
Trước đó, vào khoảng 23 giờ ngày 5.10, Tống Đình Phương Tú (23 tuổi, ngụ xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa) trèo lên cầu đường sắt Rạch Cát (xã Hiệp Hòa) đập phá, la hét, có biểu hiện như người ngáo đá.
Nhận tin báo, lực lượng CNCH có mặt tại hiện trường, nhưng do địa hình phức tạp nên phương tiện không thể tiếp cận Tú.; cũng không thể tắt nguồn điện vì sợ ảnh hướng đến hoạt động tín hiệu đường sắt. Lực lượng CNCH chỉ biết đứng dưới thuyết phục. Đến khoảng 2 giờ 50 ngày 6.10, khi thấy một đoàn tàu chạy ngang qua, Tú đã nhảy xuống và bị tàu cán chết.
Người muốn chết thường không cho cứu
Trao đổi với chúng tôi, đại tá Liên thừa nhận thời gian gần đây trên địa bàn TP.Biên Hòa xảy ra nhiều vụ thanh niên có biểu hiện ngáo đá hoặc bị tâm thần trèo lên cao đòi tự tử. Khi nhận được tin báo, Cảnh sát PCCC điều ngay lực lượng và phương tiện tới ứng cứu.
“Những đối tượng gây ra những vụ việc trên đều mang tâm sinh lý chán chường, buồn gia đình, là các đối tượng tệ nạn xã hội chứ chưa có người nào bình thường cả. Nên khi lực lượng CNCH tiếp cận thì những người này đều chống trả, có trường hợp còn dùng gậy gộc tấn công lại như vụ nam thanh niên ngáo đá trèo lên cẩn cẩu ngày 14.7 trong công trình xây dựng TAND TP.Biên Hòa”, đại tá Liên tâm sự.
Đại tá Liên cũng lý giải nhiều trường hợp do địa hình và không gian không thuận lợi nên không thể đưa các phương tiện như xe thang để CNCH, chẳng hạn như vụ nam thanh niên ngáo đá leo cầu đường sắt Rạch Cát vào ngày 5.10.
“Cứu nạn là cứu người bị nạn, đang gặp nguy hiểm không thoát ra được cần sự giúp đỡ và mong muốn được sống. Những lúc như vậy công việc diễn ra rất thuận lợi. Như trong đầu tháng 9 vừa qua, lực lượng CNCH thuộc Cảnh sát PCCC Đồng Nai giải cứu hơn 30 người ở P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa) và xã Sông Trầu (H.Trảng Bom) bị mắc kẹt do mưa lũ nguy hiểm đến tính mạng. Chứ còn đối với những đối tượng muốn chết, không cho mình cứu thì công việc rất khó khăn, họ luôn chống đối, nên giải pháp an toàn lúc đó là vận động, khuyên giải”, đại tá Liên đúc kết.
Hết “phê” thuốc, tự leo xuống
Trước đó, vào khoảng 4 giờ ngày 14.7, Lê Hữu Hải (27 tuổi, ngụ Thanh Hóa) trèo lên cần cẩu cao khoảng 50m trong công trình xây dựng trụ sở TAND TP.Biên Hòa, la hét có biểu hiện ngáo đá. Lực lượng CNCH Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai đã điều xe thang cùng hàng chục nhân viên cứu hộ đến hiện trường. Tuy nhiên, khi tiếp cận thì Hải đã dùng hung khí chống đối và đòi nhảy xuống tự tử nên lực lượng phải rút lui.
Sau đó, lực lượng dùng loa phát thanh tiếp tục vận động, thậm chí còn gọi cho cả người thân đến thuyết phục nhưng Hải vẫn ngồi trên cao. Lực lượng CNCH chỉ còn biết ngồi dưới đất chờ. Đến khoảng 2 giờ ngày 15.7, sau khi đã hết phê thuốc Hải tự trèo xuống đất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.