Làm thêm ngày tết
Nguyễn Văn Huy (quê ở tỉnh Thanh Hóa, SV Trường ĐH ngoại ngữ - ĐH Huế) tâm sự: “Dịp tết nhiều khách du lịch nước ngoài vẫn lưu trú ở Huế nên nhiều nhà hàng vẫn cần nhân viên biết ngoại ngữ giúp việc. Mình gọi điện về nhà xin bố mẹ rồi, tầm mùng 4 mới về. Nghe tiếng mẹ thút thít mình ứa nước mắt nhưng ở lại làm thì có tiền. Ra tết vé xe ra Bắc lại rẻ”.
Trần Chí Công (quê ở Quảng Nam), người đang học cao học ngành Triết học năm thứ nhất cho biết, trong khi bản thân Công 29 tết mới rời Huế thì có 4 người bạn cùng lớp của anh quê ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa quyết định ở lại Huế.
“Mỗi ngày 10 giờ, các bạn ấy chỉ đứng mở cửa, tiếp đón, chào hỏi khách ra vào khách sạn. Tiền công cao hơn ngày thường những 3 lần. Các bạn ấy nhà cũng nghèo, lại phải kiếm tiền học nên hai năm nay các bạn ấy đều ở lại tết”, Công kể.
Trong khi các nhà hàng, khách sạn rất cần người phục vụ dịp tết thì tại nhiều quầy bar, một số vũ trường trong thành phố nhu cầu tìm nhân viên phục vụ ngày tết càng “căng” hơn, nhất là người nói được ngoại ngữ.
Xét thấy khó khăn của chủ, lại tranh thủ kiếm tiền ngày tết nên Trần Thị B., một học viên cao học quê ở Nghệ An quyết tâm ở lại quán bar mà mình làm thêm 2 năm nay.
“Mong mỏi cùng gia đình đón tết, anh chị em sum vầy bên bố mẹ mấy ngày tết là nhu cầu tự nhiên và ước muốn bình dị của bất cứ con người nào. Thế nhưng tùy hoàn cảnh cụ thể của từng người mà ước mơ ấy có thành hiện thực hay không. Ba năm nay mình đều không về tết. Ở lại vừa giúp chủ quán những ngày khó khăn nhân viên, vừa nhận lương cao gấp 3 lần ngày thường nên cũng ý nghĩa”, cô gái con một gia đình nghèo quê Nghệ An tâm sự.
|
Niềm vui người ở lại
Cũng ở lại tết nơi đất khách, nhưng những bạn SV năm thứ 4, thứ 5 Trường ĐH Y dược Huế có lẽ là những người ít khiến bố mẹ ở quê nhà buồn.
Chỉ riêng tại Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế trong những ngày tết ít nhất mỗi ngày có 20 SV năm thứ 4 (ngành điều dưỡng) và năm thứ 5 (ngành bác sĩ đa khoa) trực tại các khoa, phòng của bệnh viện. Đó là chưa nói rất nhiều SV khác do chương trình học tập nên cũng phải ở lại trực và chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện T.Ư Huế.
“Dĩ nhiên không được ăn tết bên gia đình là chuyện buồn, nhưng do đặc thù của SV ngành y nên tụi mình đành theo lịch nhà trường phân công thôi. Đây là lần đầu mình trực tết, nhưng nghe mấy anh chị đi trước nói thì ăn tết ở bệnh viện cũng có những cái hay riêng” - Duy Thái, SV quê ở Quảng Nam đang học bác sĩ đa khoa tâm sự.
Gia Tân - Thanh Hùng
>> Sinh viên mang tết đến với bệnh nhân nghèo
>> Sinh viên cầm đồ về quê ăn Tết
>> Dịch vụ làm đẹp nhà của sinh viên
>> Sinh viên nước ngoài trải nghiệm tết Việt
>> Sinh viên thắt hầu bao dịp tết
>> Sinh viên “soán ngôi” ô sin chuyên nghiệp
>> Chăm lo cho sinh viên đón tết xa nhà
>> Mùa làm thêm của sinh viên
>> Sinh viên vào mùa làm thêm
Bình luận (0)