Lần cuối bạn nhìn vào điện thoại là khi nào? Cách đây 10 phút hay 2 phút, hoặc ngay bây giờ? Hiệp hội tâm lý Mỹ (APA) gọi hiện tượng này là chứng "kiểm tra liên tục". Theo báo cáo hằng năm của APA về tình trạng căng thẳng, cứ 5 người lớn thì có 4 trường hợp cho biết họ kiểm tra email, tin nhắn và mạng xã hội liên tục hoặc thường xuyên. Những thói quen này sẽ tạo ra các rủi ro về mức độ căng thẳng trong cuộc sống, theo Health.
tin liên quan
Mạng xã hội làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống ở người trẻNhững người trẻ dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội có xu hướng so sánh vóc dáng mình với những người dáng chuẩn trên mạng xã hội. Từ đó khiến họ lo lắng về vóc dáng bản thân, làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống.
Theo báo cáo mới công bố của APA, các nhà nghiên cứu khảo sát 3.511 người 18 tuổi và phát hiện rằng mức căng thẳng tăng cao trong số những người thường xuyên dán mắt vào các thiết bị điện tử.
|
Theo thang điểm từ 1 đến 10, những người kiểm tra các thiết bị điện tử thường xuyên đã tự xếp loại mức độ căng thẳng của họ trung bình là 5,3 điểm. Còn những người ít sử dụng thiết bị điện tử hơn thì xếp họ ở mức 4,4 điểm. Riêng nhóm "nghiện công việc" thì những người thường xuyên phải xem email (kể cả ngày nghỉ) có mức căng thẳng ở thang điểm 6.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng những người mắc thói quen "kiểm tra liên tục" bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi truyền thông xã hội. 42% trong số đó nói họ lo lắng về những ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông xã hội đối với thể chất và sức khỏe tinh thần của họ. Trong khi đó, chỉ 27% trong nhóm "không kiểm tra liên tục" bày tỏ về sự lo lắng này.
tin liên quan
9 dấu hiệu cảnh báo về trầm cảm(TNO) Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng trầm cảm luôn đi kèm với nỗi buồn và tuyệt vọng. Tuy nhiên, nếu cảm nhận một cơn đau bụng hoặc đột nhiên trở nên thờ ơ, bạn có thể bị trầm cảm mà không biết.
Dù nhiều người tham gia cuộc khảo sát của APA đồng tình rằng việc rời xa các thiết bị điện tử sẽ là một điều tốt với sức khỏe tinh thần, nhưng chỉ 28% trong số đó cho biết đang cố gắng thực hiện điều này.
Bình luận (0)