Giới khoa học đã khám phá được cách tự nhiên tạo ra màu sắc chẳng bao giờ bị phai mờ, từ đó rút ra kỹ thuật mới dùng trong màu thực phẩm và ứng dụng nhằm tránh tiền giả.
Theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, một loại quả đặc thù ở châu Phi có màu đậm đặc và óng ánh hơn bất cứ loại vật chất sinh học nào từng được biết trước đó.
Cấu tạo màu ấn tượng như vậy là do cấu trúc đặc biệt bên trong mỗi tế bào của cây chứ không chỉ dựa trên sắc tố bình thường, gọi là màu cấu trúc.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) phát hiện các tế bào trong quả Pollia condensata có thành phần làm từ sợi cellulose phản xạ ánh sáng. Những khoảng cách khác nhau giữa các sợi trong mỗi tế bào phản xạ những bước sóng khác nhau của ánh sáng, tạo nên màu sắc xanh biếc.
Màu cấu trúc từng được phát hiện ở động vật, như lông công, vỏ bọ hung và cánh bướm, nhưng chúng sử dụng những cấu trúc và vật liệu khác nhau để đạt được hiệu ứng riêng biệt. Và quả Pollia condensata là trường hợp đầu tiên được phát hiện ở thực vật.
Và không giống như sắc tố, màu cấu trúc chẳng phai mờ theo thời gian, do cấu trúc không thể bị phá hủy dù hấp thu ánh sáng.
Phạm vi ứng dụng của màu cấu trúc rất rộng, từ in tiền, nhuộm màu thực phẩm, mỹ phẩm đến ứng dụng trong nhãn dán an ninh.
Phi Yến
>> Mối đe dọa từ thực phẩm nhuộm màu
>> Gà con bị nhuộm màu
>> Thực phẩm nhiều màu sắc hấp dẫn trẻ em
>> Thay đổi màu sắc vật chủ
>> Nhìn màu sắc biết dinh dưỡng
>> Bữa tiệc màu sắc
>> Vũ điệu màu sắc
>> Sự nổi giận của màu sắc
>> Tạo phong cách qua màu sắc
>> Màu sắc và ý nghĩa
>> Màu sắc cũng có tội
Bình luận (0)