Nỗi buồn của nhà sáng chế ra xe chạy bằng nước lã

06/10/2015 05:02 GMT+7

(TNO) Cả đời say mê với khoa học với nhiều công trình 'mang tầm vóc quốc tế' nhưng nay đã 75 tuổi, kỹ sư Vũ Hồng Khánh vẫn buồn phiền vì những công trình của ông chưa được chuyển giao, áp dụng.

(TNO) Cả đời say mê với khoa học với nhiều công trình 'mang tầm vóc quốc tế' nhưng nay đã 75 tuổi, kỹ sư Vũ Hồng Khánh vẫn buồn phiền vì những công trình của ông chưa được chuyển giao, áp dụng.

Khí tách ra được dùng làm nhiên liệu đốt cháy có nhiệt độ rất cao Khí tách ra được dùng làm nhiên liệu đốt cháy có nhiệt độ rất cao
Trong một khu nhà cũ kỹ dưới chân cầu Niệm (TP.Hải Phòng), có một cỗ máy đầy chú thích được viết bằng tay và ông Vũ Hồng Khánh bảo đây là máy tách oxy và hydro từ... nước. Ông lấy một chai nước đổ vào máy, đồng thời uống luôn một ngụm để chứng minh đó là... nước. Khoảng 20 giây khởi động, một luồng khí từ trong máy thoát ra ngoài qua một đường ống, ông bảo đó là hydro và châm lửa đốt và tạo ra một ngọn lửa sáng rực, màu đỏ hồng.
Ông Khánh nói hydro là khí đốt cho nhiệt lượng cao nhất và dùng ngọn lửa để hàn một thanh thép chỉ trong khoảng nửa phút. Theo ông Khánh, với 1 lít nước, chiếc máy này có thể hoạt động liên tục trong 10 tiếng đồng hồ. Rồi ông dẫn hydro vào một chiếc máy cũ trông giống như một chiếc xe máy, mỗi khi ông Khánh điều chỉnh đường ống thì chiếc máy cũng nổ to hoặc bé, giống như người ta vặn ga xe máy. Bỗng một tiếng nổ chát chúa, ông Khánh mặt tỉnh bơ, nói: “Máy cũ, lấy ở bãi rác nên bị hở, không sao đâu”.
Ông Khánh bênh những bằng khen, ảnh kỷ niệmÔng Khánh bên những bằng khen, ảnh kỷ niệm
Rồi ông bảo: “Sinh nghề tử nghiệp mà cháu, tai nạn trong lúc chế tạo là chuyện bình thường. Có lần ông tách hydro vào lọ thủy tinh, khi ngó đầu vào kiểm tra thì khí bốc cháy, làm trụi hết lông mày. Một lần khác thì bị cháy sạch tóc”.
Nói xong về chiếc máy máy tách hydro và oxy từ nước, ông Khánh dẫn tôi ra chiếc máy “chế tạo nhiên liệu tên lửa”. Cũng theo nguyên lý tách hydro và oxy từ nước, nhưng chiếc máy này tiên tiến, cao cấp hơn khi hydro thu được dưới dạng chất lỏng, cũng cháy và tạo ra tiếng rít như tên lửa thật. Tôi đứng xa đến 2 m mà vẫn thấy hơi nóng phả vào mặt.
Ông Khánh và chiếc máy tách Hidro, ô xy từ nướcÔng Khánh và chiếc máy tách hydro, oxy từ nước
Nguyên lý hoạt động của hai chiếc máy này là dùng phương pháp điện phân để tách hydro, oxy khỏi nước. Nước khi cho vào máy sẽ được pha thêm chất phụ gia. Hydro sau khi được tách ra sẽ dẫn về những bình giảm nhiệt rồi dẫn ra để sử dụng. Bảo quản hydro an toàn nhất là hóa lỏng ở nhiệt độ âm cao. Tuy nhiên việc này sẽ tốn chi phí lớn nên ông Khánh chưa làm được. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng để hàn nhiệt, cắt gọn thì chiếc ô tô với động cơ đốt trong chạy bằng hydro tách từ nước là ứng dụng tốt nhất của ông.
Ông Khánh mất vài triệu để cải tiến chiếc Kia Morning của mình. Ông gắn máy tách hydro lên xe, bơm khí tách được vào động cơ đốt trong cùng với xăng để làm cho xe hoạt động. Kết quả, chiếc xe tiết kiệm được 35% nhiên liệu so với xe thông thường. Mặc dù mới dừng lại ở mức thử nghiệm nhưng "sản phẩm" này đã cho thấy tính thực tiễn từ “dự án” tách hydro từ nước của ông Khánh.
Trong khu nhà kho cũ kỹ này, ông Khánh đã tự chế ra nhiều điều thú vị. Đó là xăng sinh học, công nghệ tái sinh dầu thải, máy cắt hơi tự động, máy cắt sắn tự động. Việc suy nghĩ, sáng tạo với người kỹ sư từng tốt nghiệp khoa Chế tạo máy, Trường đại học Bách khoa Hà Nội là không ngừng nghỉ. Ông nói: “Kiến thức có thể ở khắp mọi nơi, mỗi người tùy vào khả năng sẽ vận dụng, sáng tạo kiến thức theo những cách khác nhau. Tôi trung thành với khoa học và khoa học đã mang lại tất cả cho tôi”.
Ông Khánh cũng từng lập một doanh nghiệp tư nhân mang tên Khánh Hòa chuyên sản xuất vành xe đạp bằng dây chuyền tự động. Những năm 2000 đến 2005 là thời kỳ hoàng kim. Vành xe đạp inox Khánh Hòa không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất khẩu tới một số nước châu Á. Thế nhưng, vì nhiều lý do, doanh nghiệp của ông đã dừng hoạt động từ 5 năm trước.
Có tiền, ông đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Ông bảo: “Càng ngày những nghiên cứu của tôi càng mang tầm vóc quốc tế. Như công trình tách hydro từ nước tôi đang hoàn thiện để xin cấp bằng sáng chế, độc quyền để có thể áp dụng vào công nghệ sản xuất động cơ đốt trong, chế tạo tên lửa và các vũ khí khác. Nói chung là thay thế những nguyên liệu đang dùng như gas, dầu, than đá”. Rồi ông chỉ vô số bằng khen, giấy chứng nhận, huy chương các loại treo trong xưởng và phòng làm việc...
ông Khánh bên những văn bản, giấy tờ chứng nhận sản phẩm, công trình nghiên cứu của mìnhÔng Khánh bên những văn bản, giấy tờ chứng nhận sản phẩm, công trình nghiên cứu của mình
Tiếc rằng, theo ông Khánh, hàng trăm phát minh, đề tài của ông vẫn nằm im trong xưởng. Ông trăn trở: “Nhà nước mình chưa mạnh dạn đầu tư cho những nhà khoa học thực tiễn. Tôi hay anh Hòa (chế tạo tầu ngầm), anh Hải (chế tạo máy bay) cứ mãi say mê nghiên cứu nhưng rồi để đấy”. Ông Khánh cho biết cũng đã có đối tác nước ngoài tìm đến ông muốn hợp tác nhưng ông đều từ chối. Ông bảo những “phát minh” của mình chỉ nên áp dụng cho nước nhà.
Năm 2012, tại Hà Tĩnh, ông Khánh đã ký một hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vành xe inox với giá trị hơn 37 tỉ đồng nhưng dự án đổ bể vì đối tác... thiếu tiền.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.