Nôn nao nghe chim vịt thì thầm!

10/05/2016 12:07 GMT+7

Xét về cấp độ trân quí, con vịt trời luôn đậu chiếu dưới so với đàn anh/chị: sâm cầm, le le. Thế nhưng, nó gần gũi và gợi thương gợi nhớ biết bao!

Xét về cấp độ trân quí, con vịt trời luôn đậu chiếu dưới so với đàn anh/chị: sâm cầm, le le. Thế nhưng, nó gần gũi và gợi thương gợi nhớ biết bao!

Nôn nao nghe chim vịt thì thầm! Những người luống tuổi, cỡ U.60 rất… đồng cảm với loài chim lang bạt, lông nâu xám khá giống vịt cỏ nhưng trọng lượng trung bình chỉ lớn hơn phân nửa vịt ta một chút
Nhất là, với những phận đời gượng ép, lạc loài: “Vẳng nghe chim vịt kêu chiều. Thương cha nhớ mẹ chín chiều ruột đau.” (ca dao Việt Nam).
Mặc dù, đêm đen phong kiến đã tan từ lâu. Song, mỗi lần nhắc lại, mắt mẹ cứ buồn rười rượi!
Với lại, những người luống tuổi, cỡ U.60 rất… đồng cảm với loài chim lang bạt, lông nâu xám khá giống vịt cỏ nhưng trọng lượng trung bình chỉ lớn hơn phân nửa vịt ta một chút. Ông Ba Bé, đội nón cao bồi, mặc đồ rằn ri, cưỡi xe Honda, rảo quanh bờ đê gồ ghề đất phèn - vuông vức, bao bọc cả ngàn mẫu rừng tràm “lội nước”, trong nắng chiều sắp tắt. Thỉnh thoảng, từng tốp cò trắng cất lên bồng bềnh, trên đầu vạt tràm trước mặt ông. Riêng mấy con chim cồng cộc vẫn mê mải lặn hụp mò cá sặc, cá rô trong mấy vạt  cỏ năn vàng úa hay giữa trùng vây lung (ao cạn mà rộng) bông súng chuẩn bị… đi ngủ.
“Cái giống chim, cò đa phần bội bạc! Hễ mương, rạch nào nhiều cá tôm thì chúng bu lại, tranh giành ỏm tỏi. Nếu “mỏn” (giảm đáng kể) mồi thì chúng liền quẹt mỏ, vỗ cánh bay xa.” Ước tính, có trên 20 - 30 loài chim bản địa và di cư “mưu sinh” nơi vạt rừng tràm thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; đông đúc nhất vẫn vào đầu mùa mưa - mùa sinh sản của chúng.
Nôn nao nghe chim vịt thì thầm!Cắt tiết, khiến thịt vịt giảm độ ngọt tự nhiên
Trong đó, ông Ba Bé có cảm tình đặc biệt với loài chim vịt. Gặp những người mê sưu tầm văn hóa bản địa, ông ưa bùi ngùi kể về sự tích cái giống vịt rằn, con mái thường kêu “chíp chíp” như chim sâu, chim dòng dọc. Đại ý, kiếp trước nó là …thằng nhỏ áo quần lam lũ, ống thấp ống cao + tối ngày cầm cây sào lội muốn rã cặp giò gầy guộc, gân guốc như gốc tre gai, đi chăn vịt cho nhà phú hộ để trừ nợ cho cha mẹ nghèo khó.

 Rủi thay, chiều tối đó, mụ chủ kiểm lại thấy mất vài ba con. Mụ vừa vung roi tre tới tấp vừa mắng chửi nó xối xả. Bà nghiến răng trừng mắt ra lệnh cho nó: phải lội tìm bằng được số vịt đã mất, nếu không bà bỏ đói “rã ruột” cho “biết thân”! Tội! Thằng nhỏ lê thân đói lả, bầm giập roi đòn, miệng giả tiếng chim vịt lạc đàn: “chíp chíp…  chíp chíp!…”, đến lạc giọng. 
“Đoạn trường cỡ đó mà trời già không thương xót chút nào!”, ông lắc đầu, tặc lưỡi than oán. “Ổng” nỡ “xáng” (trút) một trận mưa giông tối tăm mặt mũi. “Thằng nhỏ tiêu đời!”, ông hạ giọng nỉ non. Chính nỗi ức oan quá cao dày, khiến linh hồn đói lạnh của nó không thể tái sinh kiếp người! Nó nguyện xin đầu thai làm loài chim vịt, để truy tìm cho bằng được số vịt đã thất lạc; nhằm minh oan: Cho nên, cứ tầm chạng vạng tối hoặc lúc ánh sao mai sắp tắt, là nó tất tả chao lượn từ cánh đồng này sang vạt rừng thấp khác, miệng kêu “chíp chíp” không ngớt, nghe vừa lảnh lót vừa oán thương!
Nôn nao nghe chim vịt thì thầm!Canh sa tế xí quách vịt với măng + khế…, là món hạ hỏa thú vị
Thật kính phục ông Ba “dầu gió”, về biệt tài… đẻ giai thoại. Chỉ dựa vào tiếng kêu nghe khá não lòng của loài chim ưa du cư này, ông khiến người nghe phải suy tư về: luật  nhân quả, cách hành xử quá ích kỷ - nông cạn của con người với mẹ thiên! 
Cũng chính tiếng kêu lạc lõng trên đầu ngọn cây trường, cây trâm già nua, dễ khiến người nghe vọng cố hương. Hớp nhanh ngụm trà “quạu” (rất đậm), ông Sáu Quân, ngồi trong căn biệt thự sang trọng ở Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), dõi mắt hướng sang phía cù lao thân thuộc Tân Long ở Tiền Giang, lúc hừng đông. “Tao nhớ con “gạch” (rạch) cong cong ôm sát cái cù lao nhỏ quê tao! Mấy bận nước ròng sát, tay xách rổ, tay bưng ngọn đèn thúng chai (đèn ống tre đốt bằng dầu nhựa chai để trong thúng nan tre, trét kín 2 mặt bằng phân bò và nhựa dầu hắc) tao nhào xuống mò, bắt “nhóc” (rất nhiều) tôm bần, tôm lóng, cá chẻm… Hồi đó! Chim vịt kêu xao xác “rân” (vang) trời hơn bây giờ nhiều! Nhớ lắm luôn mầy ơi!”

Bây giờ, nếu có dĩa vịt trời mập ú ru - ti, da đùi bóng lưỡng, đỏ au - thơm phức. Đổi vài cặp gà đòn - chiến binh gan lì - của anh, anh chịu hôn? - Bao nhiêu tao cũng đổi!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.