Những dòng anh viết trên trang cá nhân được nhiều cư dân mạng chia sẻ và thả tim để cổ vũ sức mạnh gượng dậy của anh.
Biến cố kinh hoàng
Tròn một năm trước, nhiều người ở quán cà phê xôn xao: “Sao mặt anh trắng bệch kỳ vậy?”. Anh Thuận chỉ kịp nghe người ta hỏi mình câu đó, rồi mọi thứ trước mắt quay cuồng, tối om. Anh đột quỵ trong khi đang làm việc cùng một đối tác để bàn hợp đồng quan trọng. Cả quán hỗn loạn. Mới cách đó vài phút, anh bước vào, vẫn cười nói rổn rảng. Khi đó vợ anh, chị Nguyễn Thanh Huyền (35 tuổi), đang ở nhà.
“Mình buông mớ rau củ, cầm điện thoại nghe, cảm giác bất an. Đầu dây bên kia, không phải ảnh, mà là giọng một người đàn ông xa lạ. Họ nói: “Chồng chị đột quỵ, chị vào bệnh viện gấp”. Mình nghe lỗ tai lùng bùng, không dám tin chuyện đang xảy ra”, chị Huyền kể lại biến cố kinh hoàng.
|
|
Tới nơi, chị thấy anh nửa tỉnh nửa mê trong phòng cấp cứu, quần áo vấy bẩn vì ói rất nhiều, huyết áp đang rất cao. Chị khóc, đến nắm bàn tay anh, thấy gương mặt anh méo xệch một bên. Các bác sĩ gõ búa vào phần người bên trái, anh vẫn còn cảm giác nhưng phần bên phải không một phản ứng gì. Họ nói với chị, anh may mắn không vào cửa tử, nhưng… liệt nửa người rồi.
Trước đó, anh vẫn khỏe mạnh, thậm chí to cao đến 90 kg! Anh là một giám đốc kinh doanh thu nhập hàng chục triệu/tháng, gồng gánh cả một gia đình…
|
|
|
“Không chết thì mình... sống thôi!”
“Sau 5 ngày hôn mê sâu và chuyển 2 bệnh viện, thì anh ấy đã được các bác sĩ giỏi Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cứu sống”, chị Huyền kể. Chị Huyền mừng rỡ, nhưng nỗi lo chồng chất. Chị hỏi anh tên gì, anh ú ớ chẳng thành lời. Hỏi anh bao nhiêu tuổi, anh nói mình… 3 tuổi.
“Xuất viện, mình trở về nhà mẹ ruột để tiện có người chăm sóc. Những câu hỏi xoay vần trong đầu: Ai đang nằm đây, là mình sao? Mình là ai? Những ký ức bấy giờ mới dần quay trở lại. Mình nhớ ra chuyện cũ, nhận ra mọi người. Nhưng cơ thể mình hoàn toàn không nghe lời, trở mình không được, nói cũng ú ớ không tròn chữ. Tay chân trái vẫn còn cảm giác, nhưng không đủ sức làm gì”, anh Thuận kể lại.
|
“Buồn lắm chứ, mình cứ mong được chết đi một lần cho xong, chứ như mình thấy khổ quá, vậy mà có chết được đâu. Không chết thì mình... sống thôi”, anh viết trên trang cá nhân. Nhiều người vào động viên, cổ vũ.
Biết tinh thần quan trọng hơn cả thuốc men, anh kiên trì tập vật lý trị liệu, tập đi, tập cầm lại đồ vật. Anh bắt đầu đi được những bước đầu tiên, rồi xa hơn. Anh dần tự làm được nhiều thứ. Mọi thứ tươi sáng trở lại sau bão giông biến cố.
“Một năm đã qua đi. Ước mong lớn nhất của mình là khỏe lại, để theo đuổi đam mê làm từ thiện ngày trước, để trở lại là một người cha, người chồng che chở vợ con. Các bác sĩ không dự báo được về sự hồi phục, nhưng mình tin mình làm được. Từ những gì bản thân đã trải qua, cũng muốn nhắn mọi người hãy để tâm đến sức khỏe của mình. Nên đi kiểm tra định kỳ để không phải nằm trên chiếc giường bệnh đắt đỏ nhất trên đời”, anh Thuận nhắn nhủ.
Nhiều cư dân mạng bình luận sự gượng dậy ngoạn mục của anh Thuận là động lực để những ai nếu có tuyệt vọng cũng đừng buông xuôi.
|
|
Biết tinh thần quan trọng hơn cả thuốc men, anh kiên trì tập vật lý trị liệu, tập đi, tập cầm lại đồ vật. Anh bắt đầu đi được những bước đầu tiên, rồi dần xa hơn, xa hơn. Anh dần tự làm được nhiều thứ. Mọi thứ tươi sáng trở lại sau bão giông biến cố.
“1 năm đã qua đi. Ước mong lớn nhất của mình là khỏe lại, để theo đuổi đam mê làm từ thiện ngày trước, để trở lại là một người cha, người chồng che chở vợ con. Các bác sĩ không dự báo được về sự hồi phục, nhưng mình tin mình làm được. Từ những gì bản thân đã trải qua, cũng muốn nhắn mọi người hãy để tâm đến sức khỏe của mình. Nên đi kiểm tra định kỳ để không phải nằm trên chiếc giường bệnh đắt đỏ nhất trên đời”, anh Thuận nhắn nhủ.
|
|
Bình luận (0)