Ca dao miền đất võ có câu: Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định đánh roi đi quyền. Tôi nghĩ con gái Bình Định đâu chỉ biết “đánh roi đi quyền”, mà thật ra còn biết đổ bánh xèo cực ngon nữa…
Những thứ nguyên vật liệu ấy, đổ lên chảo dầu đang nóng hổi, nghe "xèo" một cái rất mạnh tai, vậy là gọi bánh xèo thôi
|
Bây giờ trông có vẻ bánh xèo Mười Xiềm nổi tiếng khắp nơi. Tôi nghĩ nó vang danh như vậy vì từng được “xuất ngoại” sang Mỹ để bà Mười Xiềm thi thố tài năng đổ bánh của một nghệ nhân dân gian đất Việt. Món ăn mà lấy cả tên của người đổ bánh để định danh như vậy, tôi nghĩ tài năng bà Mười Xiềm ở Cần Thơ đáng kính nể thiệt! Mà nghe nói chính bà Mười Xiềm đổ bánh ăn mới ngon, mới đã khoái, chứ “bánh xèo Mười Xiềm” xuất hiện đây đó mà tôi từng ăn cũng thấy bình thường thôi, đâu sánh bằng bánh xèo cô Năm ở miền đất võ Bình Định.
Thật lạ là khi cái quán rộng chừng 20 mét vuông thôi, mái lợp tranh lụp xụp nằm sát chân cầu Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, cách nội thành Quy Nhơn đến 30km, lại trở thành “địa chỉ đỏ ẩm thực” của Bình Định. Quán có tên Năm Tuấn, vốn ghép tên bà mẹ hay gọi là cô Năm, và Tuấn là tên con trai của bà. Ngày nào cũng chỉ hai mẹ con lui cui đổ bánh, bưng bê phục vụ khách mà thôi. Tôi ăn bánh xèo cô Năm từ gần 10 năm trước. Lúc ấy cô Năm đã già, ngoài 70 tuổi rồi. Bây giờ không biết còn đủ sức để đứng cả buổi bên bếp lửa đổ bánh nữa hay không, hay là anh Tuấn đã trở thành bếp trưởng, kế thừa “nhất nghệ” của mẹ mình.
Cũng là tôm, là hành, là cọng giá cho “xèo” lên một chặp chừng 3 phút với bột gạo trên chảo dầu, nhưng hễ được ăn bánh cô Năm thì đều “ngậm mà nghe vì cực khoái”.
|
Tôi nhớ bánh xèo cô Năm vì hôm rồi vợ tôi cũng bày trò đổ bánh xèo. Bột mua từ siêu thị, tôm đất từ Bạc Liêu mang lên hẳn hoi, nhưng chẳng hiểu sao bánh đổ rồi ăn nó nhạt nhẽo thế nào ấy. Gắng lắm mới nuốt hết một cái cho vợ đỡ buồn. Nói thiệt là tài năng đổ bánh của vợ tôi, e chỉ bằng một phần triệu cô Năm mà thôi.
Tôi nhớ ở nội thành Quy Nhơn từ lâu đã không thiếu hàng quán đổ bánh xèo. Có những quán không gian sang trọng như biệt phủ. Nhưng mà người nội thành, cả khách du lịch nữa, vẫn cứ dong xe tìm đường về với cô Năm. Cũng là tôm, là hành, là cọng giá cho “xèo” lên một chặp chừng 3 phút với bột gạo trên chảo dầu, nhưng hễ được ăn bánh cô Năm thì đều “ngậm mà nghe vì cực khoái”. Bánh xèo là tên gọi dân dã, kiểu dân gian thấy sao gọi vậy. Những thứ nguyên vật liệu ấy, đổ lên chảo dầu đang nóng hổi, nghe "xèo" một cái rất mạnh tai, vậy là gọi bánh xèo thôi. Nói không ngoa là bánh xèo cô Năm ngon đỉnh nhất Bình Định luôn!
Nói không ngoa là bánh xèo cô Năm ngon đỉnh nhất Bình Định luôn!
|
Khác với bánh xèo Mười Xiềm có kích cỡ to bằng một cái rổ bự, bánh xèo Bình Định nói chung và cô Năm nói riêng, chỉ to hơn gấp đôi vành chén một chút. Tôi chưa rõ vì sao cũng là bánh xèo, mà có nơi “vầng trăng”, có nơi lại “ngôi sao” như thế. Ai đã từng ăn cả “vầng trăng” lẫn “ngôi sao” thì thấy cách ăn có đôi chút khác nhau, dẫu nó đều là “xèo” cả. Nói nôm na cho dễ thấy nhất, là “vầng trăng” được cuốn trong lá cải, còn “ngôi sao” thì cuốn trong bánh tráng mỏng. Đó là chưa kể “vầng trăng” có bổ sung thêm thịt, có nấm, có cả nắm đậu xanh… Có lẽ do “ngôi sao” tí tẹo quá nên không nạp thêm được mấy phụ liệu đi kèm này.
Hồi tôi ghé ăn, cô Năm đã có kinh nghiệm gắn bó với nghề hơn 20 năm rồi. Có lẽ nhờ thâm niên như thế nên cô tạo ra hương vị bánh "có một không hai", được thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi cảm giác cực khoái, cực đã cái miệng. Bao nhiêu năm bán xèo bánh lừng danh mà "cơ ngơi" của cô Năm vẫn là cái chòi lợp tranh. Có lẽ ở quê giá mỗi cái bánh vài ba ngàn thì khó mà giàu lên được. Với lại mỗi ngày bà chỉ sử dụng 1 ký gạo, 2 ký tôm, một ít rau sống, giá tươi để đổ bánh phục vụ khách. Điều đặc biệt tại quán bánh xèo Năm Tuấn là thời gian mở quán tiếp khách luôn cố định từ 7 giờ sáng và dù nhu cầu của khách luôn tăng cao nhưng lượng nguyên liệu ấy vẫn không bao giờ thay đổi. Để thưởng thức được bánh xèo Năm Tuấn, thực khách phải tranh thủ đi đúng giờ để "chớp" thời cơ thưởng thức, bởi đi muộn, bánh mà cô Năm làm ra sẽ bán sạch trơn.
Khác với bánh xèo Mười Xiềm có kích cỡ to bằng một cái rổ bự, bánh xèo Bình Định nói chung và cô Năm nói riêng, chỉ to hơn gấp đôi vành chén một chút.
|
Chiếc bánh xèo cô Năm được tán mỏng, nổi rõ những con tôm đất tròn mẩy hươm vàng, màu xanh của hành lá xen lẫn những cọng giá trắng ngần. Bây giờ ở Sài Gòn nhớ bánh xèo đất Bình Định cực khoái, tôi nghĩ cô Năm mà vào đây trổ tài đổ bánh xèo, e là sớm thành tỉ phú nhờ đắt hàng. Mà nếu vào thì thành tỉ phú thiệt chứ không phải giỡn chơi đâu cô Năm ơi!
Đình Sơn
(thực hiện)
Bình luận (0)