Chị Huệ và 19 học viên nhận học bổng năm 2019 của Obama Foundation Fellowship đã có buổi gặp gỡ và làm việc chung tại Mỹ. Chị chia sẻ với Thanh Niên câu chuyện “săn” cơ hội học bổng ở tuổi 48 và những thú vị trong hành trình hoạt động cộng đồng.
Huy động cả một làng ủng hộ mình
Chị có thể nói đôi điều về Obama Foundation Fellowship? Chị đã tìm thấy cơ hội này thế nào?
Tôi biết tới chương trình này qua internet, thấy tiêu chí chương trình đặt ra là dành cho các nhà lãnh đạo đang ở giai đoạn cần có những bước đột phá.
Obama Foundation Fellowship là một chương trình 2 năm, không tập trung, chủ yếu làm việc từ xa qua trợ giúp của công nghệ. Chương trình giúp kết nối các nhà lãnh đạo cộng đồng đã có vai trò được ghi nhận với cộng đồng, nếu được kết nối sẽ hiệu quả hơn. Các học viên sẽ được tiếp cận và trau dồi một số kỹ năng mà các nhà lãnh đạo cộng đồng làm việc trong thế kỷ 21 cần thành thạo như kể chuyện, làm việc với báo chí trong thời đại số, chăm sóc bản thân, làm việc hiệu quả với các bên liên quan… và đặc biệt là được kết nối để hỗ trợ cộng đồng tốt hơn.
tin liên quan
Nam sinh 10X giành học bổng 9 trường đại học MỹĐó là một người phụ nữ tinh tế, uyên bác nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi. Bà nắm rất rõ hồ sơ của cả 20 học viên chúng tôi trên trang Instagram của mình và chia sẻ: “Tôi thật tự hào về lớp học viên Obama 2019, họ là các nhà lãnh đạo đã làm việc với cộng đồng tới từ Hà Nội, Nairobi đến New Orleans”.
Tôi không quên khoảnh khắc tôi được hỏi trực tiếp bà Obama, về việc mở cánh cửa cơ hội với người khác mỗi khi cơ hội đến với mình, như bà đã viết trong cuốn sách gần đây của bà có tựa đề là Becoming - tạm dịch là Trở thành. Bà nói công việc cộng đồng cần sự dẻo dai, sẽ không ai một mình thực hiện được tất cả công việc, quan trọng nhất là hãy biết giới hạn của mình, biết tạo ra cộng đồng để tất cả người khác đều có thể làm việc. Bà nói, một trong những bí quyết đó là phải biết hài lòng với những thành công nhỏ, lấy đó làm động lực để bước tiếp.
Tôi chợt nghĩ tới công việc của chúng tôi ở MCD, trong quá trình vận động mọi người hướng tới thói quen giảm thiểu rác thải, dần bỏ thói quen sử dụng túi ni lông, thì việc thêm một gia đình nói không với túi ni lông đã là thành công rồi, hãy lạc quan.
|
Bà Obama chắc đã cho chị nhiều thông điệp ý nghĩa?
|
Và chị đã gặp những người bạn thú vị?
Vâng, rất nhiều. Tôi vẫn còn nhớ đó là cô bạn trẻ đến từ Colombia, dù phát triển cộng đồng theo hướng nào cô vẫn mong muốn giữ gìn và phát huy văn hóa bản địa của dân tộc, cộng đồng mình. Đó quả thật luôn là một định hướng đúng đắn.
Obama Foundation Fellowship sẽ hỗ trợ chị và tổ chức của chị như thế nào trong thời gian tới?
Thật tuyệt khi tôi được lựa chọn là 1 trong 20 người tham gia. Chương trình sẽ kết nối chúng tôi tới những nguồn lực phù hợp, giới thiệu các cố vấn, các tổ chức hỗ trợ chúng tôi làm tốt hơn nữa công việc của mình. Tôi cũng hy vọng khi tham gia chương trình, tôi có cơ hội trao đổi với những người cùng tham gia. Có thể chủ đề làm việc khác nhau, nhưng chúng tôi có nhiều điểm quan tâm chung khi đã đi một hành trình khá dài với tổ chức và cộng đồng của mình. Tiếp tục thế nào để bản thân có cảm hứng, có động lực, để tiếng nói của mình tiếp tục có ý nghĩa nhưng cũng tạo ra cơ hội để mọi tiếng nói khác được lắng nghe.
|
Bảo tồn biển đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên
MCD tròn 16 tuổi, những gì chị tự hào nhất về tổ chức mình đã thành lập và điều hành?
|
Trong năm nay, chúng tôi tập trung cùng các tổ chức địa phương và cộng đồng tăng cường đồng quản lý nguồn lợi thủy sản và quản trị các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ thủy sản. Việc nâng cao vị thế các hộ sản xuất trực tiếp trong chuỗi giá trị thủy sản, nhằm đáp ứng các tiêu chí ngày càng khắt khe của thị trường cũng là mục tiêu lớn. Chúng tôi xác định, thúc đẩy hợp tác công - tư nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương là một việc vô cùng quan trọng.
Bảo tồn sinh vật biển, phát triển kinh tế biển không đơn giản. Đâu là những khó khăn nhất mà chị đang phải đương đầu?
Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt là làm sao luôn tìm được động lực và nguồn lực để các sáng kiến bảo tồn biển cho hôm nay và mai sau được ưu tiên. Khu vực ven biển ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp, bảo tồn biển và phát triển cộng đồng đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, và các kết quả thường thấy sau nhiều năm, thậm chí cả một thế hệ.
Người ta biết chị là sáng lập, giám đốc của MCD trong 16 năm qua, nhưng hình như đây không phải là tất cả những cống hiến cho cộng đồng của chị?
Mỗi người đều cần làm một công việc gì đó để chăm sóc gia đình mình và để trưởng thành. Tôi thấy mình phù hợp với vai trò quản trị các tổ chức phi lợi nhuận, Ngoài MCD, tôi sáng lập và tham gia hội đồng thành viên Vietnet-ICT, một tổ chức phi lợi nhuận kết nối giới trẻ, làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, đưa công nghệ thông tin và truyền thông tới cộng đồng.
Để tạo tác động thực sự, chúng tôi cần kỹ năng làm việc hiệu quả với các cấu trúc khác như chính phủ, doanh nghiệp. Đó là thử thách nhưng cũng là động lực để chúng tôi không ngừng học hỏi.
|
Tự hào là công dân một quốc gia biển
Chị nghĩ gì về phong trào bảo vệ môi trường, bảo vệ biển ngày càng phát triển trong giới trẻ?
Tôi tin chắc chắn một điều bảo tồn biển sẽ là một trong các mối quan tâm của giới trẻ, bởi đó cũng chính là cách mà tuổi trẻ bày tỏ tình yêu và niềm tự hào khi là công dân của một quốc gia biển. Thế hệ 9X, 10X khiến tôi nghĩ về một thế hệ số với thật nhiều hy vọng. Họ sẽ sáng tạo và kết nối Việt Nam với đại dương thế giới.
Từ chính trải nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy khi dấn thân với những dự án cộng đồng, cần sự dẻo dai, việc chăm sóc rèn luyện bản thân rất quan trọng. Các nhóm hay câu lạc bộ là những khởi đầu, nhưng để công tác bảo tồn hiệu quả, các nhóm cần kết nối với nhau, với các tổ chức, các nỗ lực có tổ chức và được kết nối là vô cùng cần thiết để đi đường dài.
Là một phụ nữ hoạt động cộng đồng, cũng là một phụ nữ của gia đình, chị có thích chữ "hy sinh"?
Tôi đơn giản chỉ làm một công việc như bao người đều cần làm một cái gì đó. Công việc cụ thể của tôi giản dị, chỉ là sáng lập ra các tổ chức và tìm những người giỏi chuyên môn phù hợp sứ mệnh tổ chức ấy, tạo môi trường làm việc cuốn hút, truyền cảm hứng và tạo động lực, xây dựng các quan hệ đối tác để tổ chức có các nguồn lực làm việc. Cá nhân tôi tìm thấy những giá trị cốt lõi như tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, yêu thương con cái… là động lực trực tiếp và quan trọng để tôi làm tốt bất kỳ công việc nào.
Và gia đình chị luôn bên cạnh chị?
Tôi may mắn được ở cùng cha mẹ chồng, mẹ chồng tôi là một bác sĩ, là người bạn lớn, nên chúng tôi mặc dù đã trưởng thành vẫn luôn được cha mẹ yêu thương, quan tâm và chăm sóc hỗ trợ. Tôi cũng may mắn nhận được sự ủng hộ của chồng, con gái lớn và con trai út.
Tôi nhận thấy trước khi huy động xã hội và cộng đồng tham gia bảo tồn biển, tôi học cách truyền cảm hứng và huy động thành viên gia đình mình, mạng lưới bạn bè, những người thân ủng hộ và hỗ trợ nhau trong đời sống, đó cũng là kinh nghiệm quý giúp tôi thực hành việc huy động sự tham gia của các bên và cộng đồng cho những mục tiêu phát triển bền vững.
Có vẻ chị khá im ắng trên truyền thông, chị sợ sự nổi tiếng hay không có thời gian cho nó?
Tôi không nghĩ mình im ắng đâu. Chương trình Obama Foundation Fellowship giúp tôi khẳng định truyền thông có vai trò thật quan trọng cho tiếng nói cộng đồng.
Xin cảm ơn chị!
Xứng đáng với những thành quả nhận được
Hoàng Thị Huệ,
Tổng biên tập Tạp chí Biển VN
Tôi quen biết Huệ gần 20 năm, trong suốt khoảng thời gian này vẫn không ngừng ngưỡng mộ Huệ vì sự quyết đoán, mạnh mẽ trong công việc, khéo léo trong ngoại giao. Phụ nữ sẽ luôn có những khó khăn hơn so với nam giới khi xây dựng sự nghiệp, nhưng Huệ đã làm rất tốt.
Đôn Tuấn Phương,
Giám đốc Tổ chức CSDS (một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào thanh niên) Người phụ nữ truyền cảm hứng cho mọi người
Vũ Thị Vân Anh, thành viên MCD
|
Bình luận (0)