Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi hồi tháng trước |
AFP |
Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi hồi tháng trước và số ca mắc Omicron ở nước này đang tăng nhanh. “Tuy nhiên, Omicron được phát hiện khi sự lây nhiễm của biến thể Delta ở mức rất thấp [trong khu vực] nên biến thể mới không có sự cạnh tranh đáng kể”, ông Tedros nhận định, theo tờ South China Morning Post.
WHO cho hay tuy có bằng chứng ban đầu cho thấy Omicron nhẹ hơn biến thể Delta, nhưng còn quá sớm để khẳng định. “Một số đặc tính của Omicron, trong đó có khả năng lây lan toàn cầu và số đột biến lớn, cho thấy nó có thể gây ra tác động lớn đối với diễn biến của đại dịch”, ông Tedros cảnh báo.
Ông Tedros kêu gọi chính quyền các nước tiến hành những biện pháp phòng ngừa một cách nghiêm túc. “Nếu các nước chờ đến khi các bệnh viện của họ đầy bệnh nhân thì đã quá trễ. Đừng chờ đợi, hãy hành động ngay bây giờ”, ông Tedros kêu gọi.
Thế giới đã tiêm được bao nhiêu liều vắc xin Covid-19? |
"Chúng ta có thể ngăn chặn Omicron trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu. Virus này đang thay đổi, nhưng giải pháp tập thể của chúng ta không được thay đổi”, ông Tedros nhấn mạnh.
Bình luận (0)