Ông bà cụ còng lưng mưu sinh: Cụ già 88 tuổi bán dừa gầm cầu Bình Lợi

13/04/2016 10:30 GMT+7

Bà cụ mặc chiếc áo bà ba, đầu vấn khăn, đội chiếc nón lá đã cũ, ngồi trên chiếc ghế dây nhựa. Đôi tay gầy nhăn nheo, cầm chiếc bánh mì chay xé từng miếng nhỏ đưa vào miệng nhai móm mém.

Bà cụ mặc chiếc áo bà ba, đầu vấn khăn, đội chiếc nón lá đã cũ, ngồi trên chiếc ghế dây nhựa. Đôi tay gầy nhăn nheo, cầm chiếc bánh mì chay xé từng miếng nhỏ đưa vào miệng nhai móm mém.

Hằng ngày bà Bảy ra gầm cầu Bình Lợi ngồi ngóng khách mua dừa để kiếm tiền lo cuộc sốngHằng ngày bà Bảy ra gầm cầu Bình Lợi ngồi ngóng khách mua dừa để kiếm tiền lo cuộc sống
Mỗi khi đi trên đường Nơ Trang Long đoạn qua cầu Bình Lợi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), nhiều người không khỏi xót xa khi thấy một cụ bà còng lưng, ngồi bên lề đường bán dừa cho người đi đường kiếm sống qua ngày.
Bà cụ mặc chiếc áo bà ba, đầu vấn khăn, đội chiếc nón lá đã cũ, ngồi trên chiếc ghế dây nhựa. Đôi tay gầy nhăn nheo, cầm chiếc bánh mì chay xé từng miếng nhỏ đưa vào miệng nhai móm mém. Vừa ăn vừa đưa cặp mắt đã mờ dõi theo dòng người tấp nập lưu thông trên đường mong ghé mua dừa, chúng đã được gọt vỏ xếp ngay ngắn trên chiếc bàn nhựa.
Nhà có ba người con, 2 trai và một gái. Chồng mất sớm nên mình bà tự làm việc để nuôi con khôn lớn. Từ khi nhà giải tỏa, cuộc sống gia đình khó khăn nên hai người con trai bà đã lên Daklak làm ăn, không biết cuộc sống ra sao mà mấy năm nay cũng chưa một lần về thăm.
Bà Bảy nói
Bán dừa kiếm sống qua ngày
Nhiều người sống tại khu vực gọi bà với cái tên thân thương là nội Bảy. Bà Bảy tên thật là Huỳnh Thị Thuận, 88 tuổi, quê gốc Bình Dương.
Bà kể, trước đây nhà bán phở ở ngay khu vực chân cầu này. Rồi một ngày dự án xây cầu Bình Lợi mới được triển khai, nhà nằm trong diện giải tỏa nên phải giao mặt bằng và chuyển đi nơi khác. Nhưng tiền bồi thường lúc đó thấp quá nên không đủ mua đất hay mua nhà đành phải thuê lại một phòng trọ rộng chừng mấy chục mét vuông trong một con hẻm nhỏ cạnh chân cầu này để tiếp tục sinh sống.
Nhà thuê ở đến nay đã hơn 6 năm. Đó cũng là khoảng thời gian bà ra đây ngồi bán dừa hàng ngày. Bà Bảy cho biết mỗi ngày bà bán được khoảng từ 20 – 30 trái dừa, lời được 2 ngàn đồng/ trái, nhưng người mua dừa thường hay không lấy tiền thối thậm chí cho thêm nên mỗi ngày bán cũng được hơn 100 ngàn.
“Nhà có ba người con, 2 trai và một gái. Chồng mất sớm nên mình bà tự làm việc để nuôi con khôn lớn. Từ khi nhà giải tỏa, cuộc sống gia đình khó khăn nên hai người con trai bà đã lên Daklak làm ăn, không biết cuộc sống ra sao mà mấy năm nay cũng chưa một lần về thăm”, bà Bảy nói.
Bà cho biết hiện đang ở cùng cô con gái đầu. Nhưng cuộc sống con gái không khá giả, trong khi phải lo đủ thứ, nên thường ngày phải cố gắng ra đây bán dừa kiếm sống qua ngày. Qua tìm hiểu, bà Bảy bán tại đây từ 7 – 17 giờ 30. Đến chiều tối, bà nhờ mọi người sống trong khu vực đưa dừa còn dư về phòng trọ và sáng mai lại tiếp tục.

 Tuổi cao, mỗi bước đi của bà Bảy đều rất khó khăn
Trong lúc trò chuyện với bà, một người phụ nữ chạy xe máy tấp vào mua 4 trái. Bà vội nhìn quanh và nhờ ông Hải gần đó đến chặt dừa đưa giúp khách. Sau khi khách lấy dừa và hỏi bao nhiêu tiền, bà nói 48 ngàn, khách đưa 100 ngàn và ra hiệu không cần thối, cười và rồ ga đi.
“Tôi già quá rồi, tay không cầm nổi trái dừa nên mỗi khi bán phải nhờ vậy đó”, bà Bảy nói.
Ông Trần Văn Hải (63 tuổi, ngụ đường Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh) hàng xóm của bà Bảy cho biết, mỗi ngày nếu không có việc gì làm, ông thường ra gầm cầu này ngồi chơi và chặt dừa phụ bán giúp bà.
“Hàng xóm với nhau cả, thấy cụ đã già mà không có ai phụ bán, lại phải kiếm tiền lo cuộc sống nên rất khó khăn. Không chỉ riêng tôi mà ai ở đây thấy bà cụ cần cũng đều ra tay giúp đỡ. Những hôm có việc phải đi làm, sáng nào tôi cũng khuân dừa ra đây, rồi tiện tay chặt 20 trái dừa để sẵn cho cụ bán cả ngày”, ông Hải Nói.
Mỗi khi mệt, bà thường vào băng ghế gần đó nghỉ ngơi
Tự lo cho bản thân
Trao đổi với Thanh Niên, Ông Trần Trung Chính (Tổ trưởng tổ 35, KP.2, P.13, Q.Bình Thạnh) cho biết, từ khi nhà giải tỏa cuộc sống gia đình bà Thuận gặp nhiều khó khăn. Hai con trai phải đi nơi khác làm ăn, bà ở với con gái nhưng gia cảnh cũng bình thường. Đã nhiều lần con bà khuyên ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe nhưng bà không chịu vì không muốn nhờ đỡ con mà tự kiếm tiền lo cho bản thân, nên không ai cản được.
“Trước đây, bà có công với cách mạng, nên hiện mỗi tháng bà cũng được phường trợ cấp hơn 300 ngàn đồng. Nhưng số tiền quá ít, nên mỗi khi hội cao tuổi phường có dịp phát quà gì cũng đều tặng cho bà cụ”, ông Chính nói.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, đáng ra phải được nghỉ ngơi và vui cùng con cháu, nhưng bà Bảy hằng ngày vẫn lặn lội ra ngồi ven đường ngóng những lượt khách đi qua. Dù số tiền kiếm được không nhiều nhưng giúp trang trải phần nào.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.