Cùng ngày, Reuters đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến công du 4 ngày đến Trung Đông với thông điệp rằng Mỹ sẽ không rời đi mà tiếp tục hiện diện, là đối tác tích cực tại khu vực. Thông điệp được ông đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Ả Rập Xê Út vào ngày 16.7 giữa Mỹ với 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), cùng với Ai Cập, Jordan và Iraq. GCC gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Tổng thống Biden dự hội nghị thượng đỉnh ở Ả Rập Xê Út vào ngày 16.7 |
Reuters |
Giới quan sát cho rằng chuyến đi của ông Biden giúp mối quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Israel ấm lên dù ít ỏi, sau khi Riyadh cho biết sẽ mở cửa không phận đối với tất cả các hãng hàng không, mở đường cho nhiều chuyến bay đến và đi từ Israel.
Ngoài ra, Mỹ đã cùng Israel, Ả Rập Xê Út đưa ra các cam kết ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông Biden chưa có được lời hứa của Riyadh về việc tăng sản lượng dầu hay sự ủng hộ của công chúng về việc thiết lập trục an ninh khu vực.
Ông Biden chưa đạt đột phá về dầu, an ninh trong chuyến đi Trung Đông |
Sau chuyến công du của ông Biden, Tehran ngày 17.7 cáo buộc Washington lợi dụng “hội chứng sợ Iran” nhằm tạo căng thẳng tại Trung Đông, còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trước đó đã chỉ trích Mỹ “can thiệp” vào Trung Đông.
Bình luận (0)