Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng tại buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vào sáng nay 6.6.
Trên địa bàn thành phố hiện có gần 500 chung cư cũ, đa phần được xây dựng từ trước 1975, trong đó có những chung cư qua kiểm định cho kết quả “có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào”. Điều đáng lo ngại là vẫn có hàng chục ngàn hộ dân sống trong những chung cư cũ đó.
tin liên quan
Cận cảnh các chung cư hoang tàn nhất Sài Gòn mà Bí thư Thăng lên tiếngCảnh nhếch nhác bởi rác thải và sự xuống cấp của các chung cư cũ hiện nay đang gây nguy hiểm cho những người sinh sống tại đây.
“Trong tháng 6 này phải xây dựng xong cơ chế đặc thù để thúc đẩy việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố”, ông Đinh La Thăng khẳng định và cảnh báo thêm: “Để chung cư cũ sụp đổ thì chết! Chúng ta không thể nào để người dân ở trong những chung cư cũ mà không biết nó có thể sụp đổ lúc nào”.
Tại buổi làm việc, ông Đinh La Thăng mời gọi cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nói riêng quan tâm tham gia cùng TP.HCM đầu tư, thực hiện chương trình cải tạo chung cư cũ, chương trình di dời hơn 5.000 căn nhà ven kênh rạch trên địa bàn TP.HCM để chương trình có thể hoàn thành trong những năm tới.
Ông Đinh La Thăng nhìn nhận thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng trong thị trường chung của TP.HCM. Trong những năm qua, bất động sản đã có nhiều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.
|
“Thành phố cam kết đồng hành tích cực cùng các doanh nghiệp, sẽ chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế để thúc đẩy sự phát triển, nhưng cùng với đó, doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực vươn lên”, ông Đinh La Thăng nói và khẳng định: “Cứ 3 tháng lãnh đạo thành phố sẽ họp với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM một lần. Chúng tôi xem nhu cầu phát triển của doanh nghiệp là nhu cầu phát triển của thành phố. Tinh thần của chúng tôi là lắng nghe và thay đổi ngay”.
Ông Đinh La Thăng đặc biệt nhấn mạnh các sở ngành, quận, huyện tăng cường công khai, minh bạch rõ ràng hơn để phục vụ doanh nghiệp, người dân; tuyệt đối không được hành xử theo kiểu tù mù, tiêu cực.
Trước đó, các doanh nghiệp bất động sản trong phần phát biểu của mình đã đưa ra nhiều vấn đề vướng mắc lớn hiện nay mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đối mặt. Trong đó, những điều được các doanh nghiệp “khóc” với Bí thư Đinh La Thăng nhiều nhất là gánh nặng về tiền sử dụng đất và thủ tục hành chính nhiêu khê, kéo dài.
“Hiện nay, tiền sử dụng đất tuy không phải là một sắc thuế, cũng không phải là phí, nhưng lại là một khoản thu ngân sách rất lớn theo quy định của luật Đất đai và luật Ngân sách Nhà nước, và theo cách hành thu hiện nay thì tiền sử dụng đất là "gánh nặng" của doanh nghiệp và người tiêu dùng, là "ẩn số", không minh bạch mà nhà đầu tư không thể tiên lượng trước khi quyết định đầu tư, và đã tạo ra cơ chế "xin - cho", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp nêu ra một trong hàng loạt nỗi khổ.
tin liên quan
'Giải cứu' chung cư cũTại TP.HCM hiện có 533 chung cư, nhà tập thể xây dựng trước năm 1975 với 50.640 căn hộ. Trong số đó, rất nhiều khu chung cư đã hư hỏng, xuống cấp nặng và có thể sập bất cứ lúc nào như chung cư 727 Trần Hưng Đạo (Q.5), Cô Giang (Q.1), Thanh Đa (Q.Bình Thạnh)...
Bình luận (0)