Ông Lê Thẩm Dương khẳng định mạng xã hội không ảo!

29/10/2019 17:23 GMT+7

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương khẳng định mạng xã hội không ảo, người cầm smart-phone mới là ảo. Và việc xây dựng thương hiệu cá nhân, không cứ là người nổi tiếng mà bất kỳ ai, bạn trẻ nào cũng cần phải có “nguyên liệu”.

Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, đó là “nguyên liệu của thương hiệu”. Trong xã hội bùng nổ công nghệ thông tin, mạng xã hội đã trở thành thứ không còn xa lạ với bất kỳ người trẻ nào. Vậy, làm sao xây dựng hình ảnh cá nhân, thương hiệu cá nhân, đặc biệt qua công cụ là mạng xã hội.
“Muốn xây dựng hình ảnh cá nhân, phải dựa trên nguyên lý, thứ nhất mình phải là nổi tiếng thật, bản chất giữa sự nổi tiếng và cái mình có thật vênh bao nhiêu phần trăm? Cho nên sản phẩm là phải có thật. Thứ hai, mình phải đẩy hình ảnh của mình, vẽ hình ảnh của mình vào não người khác. Anh ảo chứ không phải mạng ảo, anh nổi tiếng, nhưng mà nổi tiếng ấy là bong bóng xà bông hay là bản chất. Từ đó, anh mới vẽ hình ảnh của mình vào công chúng một cách tương ứng với cái mình có. Không được quảng cáo quá. Cái đó được gọi là nguyên liệu của thương hiệu”, tiến sĩ Lê Thẩm Dương nói.
Theo tiến sĩ này, khi vẽ hình ảnh cá nhân mình vào nào của công chúng thì cần một quá trình dài, có thể 50 năm mới ra thương hiệu. “Làm gì có cái gì một chốc một lát. Thương hiệu là vẽ hình ảnh vào não người khác, không thể ăn xổi được. Để vẽ thì cần phải có chuyên gia truyền thông, mấy anh làm mấy cái “giật giật giật” (giật gân, câu khách - PV) trên Facebook, YouTube thì không được được đâu, phải là người làm truyền thông. Như vậy, mình có gì mới “vẽ”, phải lâu dài, vẽ tương ứng, là chuyên gia truyền thông, không dựa linh tinh được, cái đó cả thế giới người ta có nguyên tắc rồi”, ông nói.

Cần xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội đúng với bất kỳ ai

Ngọc Dương

Ông Dương cũng cho biết những quy tắc trên đúng với bất kỳ ai, không nhất thiết là người nổi tiếng, nhưng trong thực tế ông quan sát được không phải ai cũng tuân thủ 4 nguyên tắc này để xây dựng thương hiệu cá nhân, nhất là trong bối cảnh hiện nay 60 - 61% dân số Việt Nam dùng mạng xã hội.

Không 'ném đá' trên mạng xã hội

    Tuấn Jeon - Ảnh BảoVy  
Hơn 5.000 người bạn tôi có trên Facebook là người Việt Nam, chúng tôi trao đổi mọi thứ bằng tiếng Việt, tôi dùng Facebook để bày tỏ những cảm xúc về cuộc đời, con người, để học tiếng Việt, kết bạn…
Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ Việt Nam dùng Facebook, có thể để bán hàng, bán quần áo, bán túi, các kiểu. Tôi không thích dùng Facebook để “ném đá”, miệt thị người khác, gây tổn thương cho người khác.
Tuấn Jeon, 24 tuổi, cộng tác tại Ban đối ngoại, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5), biên tập chương trình Lá thư âm nhạc cùng Tuấn

Nghệ sĩ không được ảo trên thế giới ảo

Châu Bùi - Ảnh NVCC      
Dù xây dựng hình ảnh trên thế giới ảo nhưng nghệ sĩ đó không được ảo, tính chân thực vẫn phải luôn được đặt trên hết vì suy cho cùng đích đến vẫn là vì lợi ích cộng đồng, lợi ích số đông. 
Tôi thích chia sẻ những điều tích cực trên mạng xã hội.
Diễn viên, người mẫu Châu Bùi
“Tôi có nổi tiếng không? Cẩn thận không là mình ảo đấy. Bây giờ gần 60 - 61% người ta ảo. Con người thường hướng tới cái “tôi”, thường thì người ta đánh giá người ta cao, cao hơn rất nhiều so với những cái người ta có, đó là tệ hại. Mạng xã hội không ảo, người cầm smart-phone (điện thoại thông minh) mới ảo, đừng đổ lỗi cho mạng xã hội”, ông Lê Thẩm Dương trao đổi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.