Đồng thời, chính quyền Mỹ sau khi ông Trump đắc cử cũng cảnh báo Nga rằng việc từ chối thương thuyết với Ukraine có thể dẫn đến hậu quả là Washington sẽ gia tăng sự ủng hộ với Kyiv, theo Reuters hôm 25.6 dẫn lời trung tướng về hưu Keith Kellogg, 1 trong 2 cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump trả lời phỏng vấn.
Theo kế hoạch hòa đàm Ukraine của tướng Kellogg và Fred Fleitz, cả hai đều từng là chánh văn phòng của Hội đồng An ninh Quốc gia trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump (2017-2021), hai bên sẽ thực thi lệnh ngừng bắn trên khắp các mặt trận trong lúc đàm phán diễn ra.
Ông Trump sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine để ép Kyiv hòa đàm với Nga?
Họ đã trình kế hoạch cho ông Trump và nhận được phản ứng tích cực từ cựu Tổng thống Mỹ. "Tôi không nói rằng ông ấy nhất trí hoặc bác bỏ từng từ một của bản kế hoạch, nhưng chúng tôi hài lòng khi nhận được phản hồi (từ ông Trump)", tướng Kellogg nói.
Tuy nhiên, người phát ngôn của ông Trump là ông Steven Cheung cho biết chỉ có ông Trump nói hoặc từ những thành viên được quyền phát ngôn của chiến dịch tranh cử mới được tính.
Chiến lược của bộ đôi Kellogg và Fleitz được xem là kế hoạch chi tiết nhất liên quan đến ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa trong mùa bầu cử năm nay. Trước đó, không ít lần cựu Tổng thống Trump tuyên bố sẽ nhanh chóng dàn xếp cuộc xung đột Ukraine-Nga trong vòng 24 giờ nếu ông đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ kế tiếp. Ông chưa tiết lộ chi tiết về kế hoạch đó.
Theo giới quan sát, đề xuất trên có thể đánh dấu sự chuyển dịch lớn trong quan điểm của Mỹ về cuộc xung đột, và dẫn đến sự phản đối từ các đồng minh châu Âu của Mỹ và trong nội bộ đảng Cộng hòa ở Mỹ.
Điện Kremlin cho hay bất kỳ kế hoạch hòa đàm nào do chính quyền Trump tương lai cũng đều phải đáp ứng hiện trạng ở Ukraine, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cởi mở với khả năng đối thoại.
Bình luận (0)