Nếu sai cháu một việc gì phải nhắc đến vài lần. Ngoài ra cháu rất bướng bỉnh, việc gì cũng phải giải thích đến tận cùng cháu mới nghe. Mọi việc tay chân cháu làm rất vụng. Tôi rất lo không biết nên dạy cháu sao cho đúng. Xin được giúp đỡ”.
Đó có phải là câu chuyện cá biệt của một đứa trẻ lên 5 chăng? Thực tế thì lên 5 tuổi, một số bé đã biết quan sát và đặt câu hỏi với người lớn. Việc bé nói liên tục, hỏi nhiều không phải quá bất thường, đó có thể là phản ứng của sự hiếu kỳ khi bé đã biết đọc và chủ động nhận biết được vài sự kiện xung quanh. Bé 5 tuổi đã bắt đầu có nhu cầu thể hiện các ưu thế của mình một cách... trẻ con thông qua việc so sánh mình với các bé khác và có khuynh hướng muốn được người lớn khen ngợi khi làm đúng hoặc làm điều gì đó tốt đẹp. Chủ động “giao việc” phù hợp cho bé là hình thức hướng bé quay lại với những điều bé đang chứng kiến, với những điều cha mẹ muốn bé quan tâm, với những nhiệm vụ người lớn muốn bé thực hiện.
Việc chân tay không phải tự nhiên bé làm được khéo léo, hãy tập cho bé cầm nắm, thực hiện một động tác nào đó từ đơn giản đến phức tạp với sự kiên trì hướng dẫn của người lớn. Khi bé làm được điều gì đó, những lời khen sẽ giúp bé tự tin hơn và sẽ quen dần với việc chú ý lắng nghe người lớn. Từ tuổi nhỏ hơn, việc đưa ra các hình thức “kỷ luật” đã cần thiết để yêu cầu bé làm một điều gì đó. Ở tuổi lên 5, các hình thức “kỷ luật” sẽ phát huy thêm tác dụng trong việc hình thành các thói quen tích cực của bé. Ví dụ như bé sẽ chưa được ăn nếu không rửa tay, điều đó có tác dụng làm trẻ ý thức được “quyền uy” của người lớn và chấp hành các yêu cầu một cách tự nhiên. Nếu người lớn không đưa ra các yêu cầu (tất nhiên là những yêu cầu phù hợp và chính đáng) thì các bé có thể sẽ cảm nhận được vị trí trung tâm của mình trong gia đình và do đó bé sẽ... “làm luật” lại với người lớn, nghĩa là trẻ sẽ làm mình làm mẩy để được hoàn toàn tự do...
Trẻ em nói chung và các bé tuổi lên 5 nói riêng, lứa tuổi sắp thành học trò “thứ thiệt”, luôn cần môi trường vừa thân thiện vừa an toàn, vừa nhân hậu vừa... nguyên tắc để giúp bé bắt đầu “ngộ” được giá trị của mình, hình thành sự tự tin như là một cơ sở để trẻ trở nên tự trọng sau này. Hành vi mẫu mực của người lớn (mẫu mực trong các thao tác chuẩn như: cầm đũa khi ăn, lau bàn cẩn thận... hoặc mẫu mực trong hành động thường ngày như: rửa tay trước khi ăn, làm vệ sinh cá nhân mỗi sáng...) sẽ giúp bé hình thành những biểu tượng sinh động về cuộc sống trong gia đình và trong các mối quan hệ, giúp bé phát triển tự nhiên nhưng không “già trước tuổi” và vẫn cứ là đứa bé lên 5!
Theo TS Đinh Phương Duy / Tuổi Trẻ
>> Bon Jovi chỉ trích cách dạy con của Madonna
>> Liên hoan “Gia đình trẻ nuôi dạy con tốt”
>> Mẹ trẻ hồn nhiên dạy con hư
>> Nuôi dạy con thời cổ đại
>> Phẫn nộ với “hổ dữ dạy con”
>> Dạy con thói quen ứng xử văn minh
>> Dạy con về tiền bạc
>> Dạy con chế ngự căng thẳng
>> Những chiêu nuôi dạy con lạ lùng
>> Dạy con không nói dối
>> Dạy con không dễ!
>> Dạy con từ thuở còn thơ
>> Dạy con tiết kiệm
>> Dạy con học, khó quá!
>> Làm cha mẹ - Chương trình mới về nuôi dạy con
>> Dạy con dùng tiền
>> Tăng học phí, đẩy con nhà nghèo vào ngõ cụt
>> Xin thầy hãy dạy con tôi
>> Cha, mẹ làm bậy đẩy con vào tù
>> Bon Jovi chỉ trích cách dạy con của Madonna
>> Dạy con từ thuở nằm nôi
>> Dạy con... ngày Tết
Bình luận (0)