(TNO) Các cơ quan hàng không quốc tế đang lên kế hoạch nghiên cứu từ trường mặt trời tại một khu vực hết sức khó quan sát gọi là quyển sắc.
Theo tuyên bố từ NASA, sứ mệnh nghiên cứu từ ký tử ngoại mặt trời (SUMI) sẽ khởi động vào ngày 5.7 tới. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Không gian châu u và Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản.
Dù hiện vẫn có thiết bị đo đạc từ trường của mặt trời, sứ mệnh lần này nhằm mục đích quan sát thật kỹ lưỡng từ trường theo từng lớp trên bề mặt mặt trời.
Để đo các từ trường ở quyển sắc, tức lớp thứ hai trong ba lớp khí quyển mặt trời, dày 2.000 km, chỉ quan sát được khi nhật thực toàn phần, SUMI sẽ theo dõi ánh sáng tia cực tím phát ra từ hai dạng nguyên tố có trên mặt trời, tức magiê 2 và carbon 4.
Theo NASA, tên lửa mang theo thiết bị sẽ được phóng lên từ bãi White Sands ở New Mexico (Mỹ) lên độ cao khoảng 200 đến 300 km, đủ để "thu hoạch" 5 phút dữ liệu.
Tùy thuộc vào sự thành công của lần phóng trên và các sứ mệnh tiếp theo, các chuyên gia sẽ có kết luận cuối cùng về dự án đặt vệ tinh quan sát lên quỹ đạo quanh mặt trời.
Phi Yến
>> Anh - Mỹ hợp lực chống bão Mặt trời
>> Vươn khỏi hệ mặt trời
>> Chiêm ngưỡng sao Kim đi qua Mặt trời
>> Cơ hội cuối ngắm sao Kim đi ngang mặt trời
>> Tham vọng không gian của Trung Quốc
>> Chủ quyền quốc gia trong không gian
>> Tàu vũ trụ Soyuz trở về an toàn
>> Trung Quốc đưa phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ
>> Tàu vũ trụ của Mỹ hoàn thành sứ mệnh bí mật
Bình luận (0)