Phải xem là “quốc nạn”
Đến bao giờ nạn tham nhũng mới chấm dứt trên đất nước ta? Với cách làm như thế, xử lý theo cảm tính, nể nang, né tránh, đặc biệt trong xử lý người đứng đầu cơ quan, tổ chức xảy ra tham nhũng thì mãi mãi tham nhũng vẫn tồn tại. Phải xem tham những là “quốc nạn” để có biện pháp kiên quyết hơn.
Đặng Nhuận (Trần Não, Q.2, TP.HCM)
Số tiền tham nhũng quá lớn
Theo bài viết, số tiền tham nhũng phát hiện lên đến con số hơn 6.000 tỉ đồng nhưng thu hồi về chỉ hơn 141 tỉ là quá ít. Số tiền tham nhũng quá lớn, ấy là chưa tính đến số tiền bị tham nhũng chưa phát hiện được. Nếu không giải quyết được nạn tham nhũng thì lòng tin của dân đối với nhà nước ngày càng giảm, ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế không tốt khiến đầu tư nước ngoài giảm, kéo theo nhiều hệ quả khác trong kinh tế...
Trương Tuấn Nghĩa (Ô Môn, TP.Cần Thơ)
Cần cơ chế chặt chẽ, mạnh mẽ
Xử lý tham nhũng là một công việc đặc thù, nhạy cảm bởi nó liên quan đến tiền và quyền lực. Nếu không có một chế định pháp luật chặt chẽ, mạnh mẽ, cương quyết thì rất khó thực hiện. Vì vậy, Quốc hội, Bộ Tư pháp cần nghiên cứu để thúc đẩy việc bài trừ tham nhũng cũng như có một cơ chế xử lý tham nhũng hiệu quả.
Trần Đăng Dương - Q.2, TP.HCM
Nguyễn Đức Dũng - Q.2, TP.HCM Thanh Đông |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Tăng thẩm quyền cho cơ quan phòng chống tham nhũng
>> Vụ nữ dược sĩ bị tấn công: BCĐ Phòng chống tham nhũng tỉnh yêu cầu xác minh
>> Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí
>> Khai trương Trang tin điện tử về phòng chống tham nhũng
>> Phòng, chống tham nhũng phải đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả
>> Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong phòng, chống tham nhũng
Bình luận (0)