SpaceX Dragon hoàn thành sứ mệnh lịch sử

29/10/2012 19:29 GMT+7

(TNO) Tàu vũ trụ không người lái Dragon của công ty SpaceX đã mang theo mẫu thí nghiệm quan trọng từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS) quay về Trái đất an toàn.

(TNO) Tàu vũ trụ không người lái Dragon của công ty SpaceX đã mang theo mẫu thí nghiệm quan trọng từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS) quay về Trái đất an toàn.

Chuyến hàng thương mại đầu tiên của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thành công mỹ mãn sau khi phần khoang tàu Dragon của SpaceX đáp xuống Thái Bình Dương, cách bờ biển Baja của bang California (Mỹ) vài trăm cây số vào lúc 2 giờ 22 sáng ngày 29.10.

 SpaceX Dragon
Cận cảnh Dragon kết nối với ISS. Ảnh: NASA TV

Khoang tàu Dragon đã vận chuyển khối lượng hàng hóa nặng khoảng 758 kg về Trái đất, trong đó có hàng trăm mẫu máu và nước tiểu của phi hành gia trên ISS. Một số mẫu đã được lưu trữ hơn một năm dài mới được chuyển về mặt đất, sau khi sứ mệnh tàu con thoi cuối cùng của NASA kết thúc vào tháng 7.2011.

Theo Space.com, chuyến hàng trên là đợt vận chuyển đầu tiên trong số 12 sứ mệnh tiếp tế trị giá 1,6 tỉ USD đã được NASA ký kết với SpaceX (viết tắt từ Space Exploration Technologies).

Được phóng lên từ ngày 7.10 trên tên lửa đẩy Falcon 9, tàu Dragon mang theo 400 kg hàng tiếp tế cho ISS. SpaceX cũng là hãng tư nhân đầu tiên có khả năng vận chuyển hàng hóa từ ISS về Trái đất.

Sứ mệnh trên cũng không phải diễn ra một cách hoàn hảo. Một trong 9 động cơ của tên lửa Falcon 9 gặp vấn đề và tắt ngay sau khi phóng. Do vậy, vệ tinh được mang theo không đến được quỹ đạo như dự kiến, nhưng sứ mệnh tiếp tế của NASA vẫn diễn ra như kế hoạch và khoang Dragon kết nối thành công với ISS vào ngày 10.10.

Hạo Nhiên

>> Mây rác đe dọa ISS
>> Tàu Soyuz rời bệ phóng mang ba phi hành gia đến ISS
>> Tàu Dragon đến kết nối với ISS
>> Dịch chuyển ISS để né rác vũ trụ
>> Tàu ATV-3 giúp ISS tránh mảnh vỡ không gian
>> Kỷ lục gia của NASA nắm quyền quản lý trạm ISS
>> Tàu tiếp tế Nga cập bến ISS sau 6 giờ
>> Tàu vũ trụ của Nhật rời ISS
>> Tàu Dragon lắp ghép thành công với ISS
>> Phi thuyền tư nhân đầu tiên trực chỉ ISS
>> Tàu vũ trụ tư nhân kết nối ISS

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.