Hơn 93% lao động bị lừa ít nhất một lần khi ra nước ngoài

01/11/2012 18:05 GMT+7

(TNO) Nghiên cứu về "thực trạng và nhu cầu của người lao động (NLĐ) trở về từ nước ngoài” do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về giới - Gia đình - Phụ nữ và Trẻ vị thành niên (CSAGA) vừa công bố đã cho thấy mảng tối trong xuất khẩu lao động (XKLĐ). Không ít người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị bóc lột cả thể chất lẫn tinh thần.

(TNO) Nghiên cứu về "thực trạng và nhu cầu của người lao động (NLĐ) trở về từ nước ngoài” do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về giới – Gia đình - Phụ nữ và Trẻ vị thành niên (CSAGA) vừa công bố đã cho thấy mảng tối trong xuất khẩu lao động (XKLĐ). Không ít người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị bóc lột cả thể chất lẫn tinh thần.

>> Hàng trăm người bị lừa xuất khẩu lao động
>> Kẻ lừa chiếm đoạt tiền xuất khẩu lao động đầu thú
>> Lừa xuất khẩu lao động gần 7 tỉ đồng
>> Án nặng cho những kẻ lừa đảo xuất khẩu lao động


Những lao động bị ngược đãi ở Nga được cơ quan chức năng giải cứu 
- Ảnh: H.Bình   

CSAGA tiến hành khảo sát ở địa bàn các huyện Phù Cừ (Hưng Yên), Kim Bảng (Hà Nam) và Vũ Thư (Thái Bình) đối với hơn 350 người di cư ra nước ngoài trong ba năm (từ 2009 - 2012), trong đó phỏng vấn sâu 55 người đã từng là nạn nhân của trò lừa đảo và bóc lột lao động (LĐ), nạn nhân của hành vi mua bán người.

Theo nghiên cứu, 50,13% số LĐ bị tịch thu hộ chiếu ngay khi đến nước ngoài; 55% số LĐ bị bắt làm việc ngoài giờ nhưng không được trả thêm tiền; 46% bị ép làm việc không có trong hợp đồng khiến nhiều người phải trốn chạy nơi làm việc vì bị bóc lột quá sức; 13% LĐ đi XKLĐ về rơi vào tình trạng "nợ nần chồng chất”. Đáng chú ý, tỷ lệ NLĐ bị lừa gạt ít nhất một lần trong quá trình làm việc ở nước ngoài là 93,56% và trong nước là 66,77%. Trong đó, tỷ lệ nữ giới bị lừa gạt ở nước ngoài cao hơn hẳn so với nam giới với con số lần lượt là 97,32% và 91,84%.

Phần lớn người được khảo sát, cho hay họ làm thủ tục đi XKLĐ thông qua "cò” và môi giới tư nhân mà không giao dịch trực tiếp với công ty được phép đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc. Hệ quả là NLĐ phải trả chi phí cao hơn thực tế cho môi giới tư nhân.

Trường hợp anh N.N.T (ở Hưng Yên) là một ví dụ điển hình. Để được phỏng vấn sang Nhật Bản, anh T. phải nộp 2.000 USD để học nghề, học tiếng và phỏng vấn sang Nhật Bản. Sau 2 năm đợi không thấy động tĩnh, anh T. tiếp tục phải đóng thêm 2.000 USD để "chạy” lịch bay, nhưng đến nay sau 3 năm đợi, anh vẫn chưa được đi XKLĐ.

Mặc dù, khảo sát mới chỉ ở phạm vi hẹp, chưa mang tính tổng quát để có thể đưa ra những khuyến nghị hợp lý, tuy nhiên, theo đại diện UNIAP - một dự án phòng chống buôn bán người thuộc Liên Hiệp Quốc, mục đích của cuộc khảo sát này là làm trong sạch thị trường LĐ.

                                                                         Hải Bình

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.