Từ lâu, sở thích ăn vặt đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Nói về “văn hóa” ăn vặt của Việt Nam, trang báo CNNgo đã từng viết: "Nước Mỹ đã sinh ra những nhà hàng di động nhưng Việt Nam (VN) mới là thiên đường đồ ăn đường phố. Không đâu lại có văn hóa đồ ăn đa dạng như nơi này…”.
Ăn vặt “sinh viên ký”
Giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là các “Ét-Vê” - sinh viên có cả một pho từ điển về thú ăn vặt. Đối với sinh viên của Đại học Quốc gia TP.HCM có lẽ điểm ăn vặt “ngon bổ rẻ” đầu tiên mà các bạn ấy muốn giới thiệu cho các du khách chính là Khu làng đại học Thủ Đức, nơi các bạn đang học tập. Món bánh tráng nướng là món "tủ" của các Ét-Vê ở khu vực này. Tha hồ chọn bánh tráng nướng với trứng cút luộc, trứng cút sống hay với trứng gà, mắm nêm, thịt bằm, tôm cháy.
Bạn Lệ Quyên, sinh viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì chia sẻ: "Mình rất thích món bò bía ở trước cổng trường trên đường An Dương Vương quận 5 dù nhiều hôm đang ăn bỗng thấy mọi người xách ghế chạy vì bị đội trật tự đến "dọn", dần dần cũng thành quen. Cũng vui".
Ngoài các hàng quán trước cổng trường, giới Ét-vê Sài thành còn không ngừng bổ sung kho từ điển ăn vặt của mình với những địa chỉ như phố bún mắm Nguyễn Nhữ Lãm, quận Tân Phú, với hơn 20 quán bán bún mắm đủ khẩu vị Sóc Trăng, Châu Đốc, Trà Vinh, rồi đường cơm gà xối mỡ ở khu Ba Đình, phường 10, quận 8.
“Nếu mỗi ngày bạn đi ăn một món lẩu khác nhau ở TP.HCM thì phải mất hơn nửa tháng mới tạm gọi là điểm danh đủ mặt họ nhà lẩu. Từ món lẩu dê, lẩu bò ngon mà rẻ, lẩu đầu cá, lẩu cá kèo dân dã, lẩu hải sản phong phú, lẩu mắm đậm đà; cho đến lẩu chua đủ cung bậc, vị chua của me, lá giang, khế... Còn nếu chọn một món lẩu nào đó như lẩu dê chẳng hạn, thì đi ăn cả tháng trời chưa chắc đã hết các quán bán món này”, Nguyễn Hùng Khoa - sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết.
Muốn thưởng thức hải sản thì các Ét-vê Sài thành đã có những phố ốc nổi tiếng ở Sài Gòn với mức độ sầm uất phải kể đến là dãy quán hai bên đường Thành Thái quận 10, bán từ trưa cho đến khuya, đèn đuốc sáng choang. Ít ồn ào hơn là phố ốc trên đường Nguyễn Thượng Hiền, và hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc quận 3.
Bí quyết “giải nhiệt” made in “Ét-vê”
Nói về lý do ăn vặt của sinh viên thì không thể nào kể hết, nào là do vừa ngon vừa rẻ, để tiết kiệm thời gian hay… ăn cho đỡ buồn ngủ khi lên lớp. Nhiều bạn sinh viên lại khẳng định , ăn quà vặt sẽ giúp tình cảm bạn bè được thắt chặt hơn, tình hữu nghị gia tăng và thật khó lòng để bỏ qua những món quà vặt hấp dẫn.
Ngoài ra, đừng tưởng quà vặt dành cho sinh viên, giá bình dân nên làm qua loa đâu nhé. Theo anh Hải - chủ một xe phá lấu trong làng đại học Thủ Đức, các Ét-vê thời nay rất biết thưởng thức, hàng nào dở, dơ là bị "tẩy chay" ngay. Vì vậy muốn giữ mối thật lâu, các quán phải cạnh tranh nhau từng chút một từ chất lượng, giá cả, vệ sinh, đến phục vụ.
Nhiều Ét-Vê cho rằng, ăn vặt vừa ngon vừa rẻ nhưng phải biết kết hợp thức uống hợp lý mới tăng khẩu vị. “Gần đây vì mê món bạch tuột nướng cay nên mình bị nhiệt trong miệng hàng tháng trời. Rút kinh nghiệm sau đấy mỗi lần ăn vặt mình và các bạn thường dùng các thức uống có vị mát như Trà xanh Không Độ để giải nhiệt khi lê la quà vặt”, bạn Hoàng Yến - sinh viên Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ.
Trà xanh Không độ với nguyên liệu 100% trà xanh thiên nhiên và vẹn nguyên hàm lượng EGCG chính là “liều thuốc” hữu hiệu mang lại cho các bạn tinh thần thư thái và khỏe khoắn, giúp giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi, xoa dịu stress và giải nhiệt cho cơ thể. Chỉ một ngụm Trà xanh Không độ sẽ nhanh chóng giúp các bạn sinh viên thoải mái thưởng thức những món ăn vặt yêu thích của mình và “Sảng khoái, yêu đời, Không lo căng thẳng mệt mỏi”.
Cũng giống như âm nhạc, shopping..., ngày nay ăn quà vặt đang là một sở thích của nhiều bạn học sinh, sinh viên. Mong rằng các bạn trẻ sẽ chọn những món ăn phù hợp túi tiền, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ăn đúng chỗ, đúng nơi và vẫn giữ được một nét riêng đầy thú vị của sinh viên giảng đường.
THÔNG TIN DỊCH VỤ
>> Ăn vặt thông minh
>> Đồ ăn vặt là “mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ”
>> Đồ ăn vặt thân thiện với tim
Bình luận (0)