Đặc điểm chung của các dịch giả Việt kiều là trình độ ngoại ngữ rất tốt, mê thích đọc sách, thẩm định tác phẩm một cách công tâm, vô tư cùng mong muốn chia sẻ với cộng đồng trong nước một tác phẩm hay, có giá trị. Cũng chính với tâm thế đó, nhiều tác phẩm dịch có giá trị đã lần lượt đến với bạn đọc Việt Nam qua lời dịch trau chuốt của các dịch giả Việt kiều như Thái Kim Lan (Đức), Lê Chu Cầu (Đức), Nguyễn Tường Bách (Anh, Đức), Trần Thiện Đạo (Pháp), Vũ Ngọc Thăng (Ý), Trương Văn Dân (Ý), Trần Quang Khâm (Anh), Nguyễn Quí Đức, Nguyễn Bá Chung, Andrew Phạm, Nguyễn Đỗ (Mỹ), Đoàn Cầm Thi (Pháp…
Ảnh bìa 3 cuốn: Chùa Đàn, Hà Nội 36 phố phường, Hương rừng Cà Mau bản tiếng Pháp |
Bên cạnh đó, do có những mối quan hệ mật thiết với các nhà xuất bản nước ngoài, một số dịch giả Việt kiều đã nỗ lực giới thiệu các tác phẩm văn học Việt Nam ra thế giới. Chính vì vậy, độc giả Pháp mới được biết một số truyện của Nguyễn Tuân (Chùa Đàn), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường), Sơn Nam (Hương rừng Cà Mau) qua chuyển ngữ của dịch giả Nguyên Đức (tên thật là Nguyễn Hữu Tấn Đức). Du học từ năm 15 tuổi và tới nay đã sinh sống ở Pháp 60 năm, ông vốn là giáo viên sử - địa tại Pháp và đến với dịch thuật bằng ước muốn giới thiệu văn hóa Việt với người Pháp.
Nhà thơ, dịch giả Việt kiều Ba Lan Lâm Quang Mỹ từng được Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương bởi những đóng góp đưa văn học Việt đến với độc giả Ba Lan. Ông cũng là một trong những người sáng lập Câu lạc bộ Thơ người Việt tại Ba Lan, dịch thơ Việt Nam ra tiếng Ba Lan, tham gia hơn 700 buổi đọc thơ Việt cho độc giả Ba Lan và một số nước châu u khác như CH Czech, Litva, Ukraina, Ý, Anh. Ông bày tỏ: "Văn học nước ta có một di sản đồ sộ những tác phẩm chứa đầy tinh thần nhân văn cao cả. Tôi muốn giới thiệu các giá trị ấy với bạn đọc Ba Lan". Tuyển tập thơ cổ điển Việt Nam từ thế kỷ 11 đến 19 bằng tiếng Ba Lan mà ông cùng nhà thơ Ba Lan Pawel Kubiak mất 2 năm trời ròng rã chuyển ngữ được đánh giá là một sự kiện đáng chú ý trong đời sống văn học Ba Lan năm 2010.
Tận dụng các tác phẩm dịch văn học để tích cực mở rộng cánh cửa văn hóa Việt ra thế giới là việc cần thiết. Nhưng làm thế nào để tạo điều kiện hơn nữa trọng thị, gìn giữ và thu hút thêm các dịch giả Việt kiều cũng là điều mà giới chuyên ngành trong nước cần kíp phải làm ngay.
Ngọc Bi
>> Nguyễn Ngọc Tư: Một nhà văn viết về thân phận con người
>> Nhà văn viết “sử làng”
>> Dịch giả trẻ Nguyễn Duy Bình: Nếu tự tin thì không nản chí
>> Thần đồng dịch giả
>> Dịch giả Đoàn Tử Huyến: 108 là con số thú vị
>> Thạc sĩ Khắc Hiếu bảo vệ "thần đồng dịch giả" Nhật Nam
>> Dịch giả Takahashi viếng mộ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm
Bình luận (0)