Theo ông Tiếng, kéo dài trước đó và đến ngày 19.1.1974 là ngày Trung Quốc dùng các biện pháp vũ lực để chiếm đóng trái phép các đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Họ đã làm sân bay, bến cảng tại đây và phía Việt Nam đã có ý kiến chính thức phản đối. Năm 2014 là tròn 40 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo này.
“Đà Nẵng dự kiến sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm trong ngày này vào sang năm và sẽ tổ chức một số hoạt động quan trọng khác khẳng định chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa”, ông Tiếng khẳng định.
Ông Tiếng cũng rất tự hào chia sẻ với các bạn trẻ việc có rất nhiều người muốn đăng ký trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa, sau khi ông có ý kiến về việc này. Ông Tiếng nói thêm, đã có nhiều người ở khắp mọi miền đất nước viết thư cho ông xin được trở thành công dân danh dự.
“Có một cụ lương y đã ngoài 80 tuổi còn xin hướng dẫn bộ đội đang đóng tại Trường Sa cách chữa bệnh không cần dùng thuốc để các chiến sĩ có thể tự chữa trị cho nhau khi công tác ở những quần đảo này!”, ông Tiếng chia sẻ.
Ông Tiếng cũng cho hay, hiện có một luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Nhã nghiên cứu về Hoàng Sa. Gần đây, một ông tổng giám đốc ở Đà Nẵng đã có đề xuất với Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng việc công ty sẽ hỗ trợ chi phí cho những người làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ về Hoàng Sa. Cụ thể, sẽ hỗ trợ khoảng 10 triệu đồng cho người làm luận án thạc sĩ và khoảng 20 triệu đồng cho người làm luận án tiến sĩ.
“Đó chưa phải là nhiều nếu để làm một luận án có tính chất lịch sử về quần đảo Hoàng Sa, nhưng theo tôi, đó là sự chia sẻ rất cần thiết của một công dân Việt Nam có tinh thần dân tộc, yêu quần đảo của đất nước mình”, ông Tiến nhận xét.
Bên cạnh đó, trước ý kiến của một bạn trẻ đến từ Đoàn Doanh nghiệp Đắk Nông, về việc có chế độ gì để bảo vệ và vinh danh những ngư dân bám biển ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; ông Tiếng cho hay: “Đã có rất nhiều chế độ hỗ trợ cho họ, tuy nhiên, tôi nghĩ chưa đủ. Ngư dân đánh bắt ở khu vực biển Hoàng Sa chính là những người Việt bám trụ lấy vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Sự có mặt của họ làm cho việc khẳng định chủ quyền của Tổ quốc có ý nghĩa hơn. Tôi nghĩ, cần có chính sách với những ngư dân gặp nạn khi đánh bắt ở những ngư trường này. Với những ngư dân chết hoặc mất tích ở hai quần đảo này, cần có chế độ liệt sĩ cho họ.”
|
Diệu Hiền
>> San hô Hoàng Sa đến giảng đường đại học
>> Trên 4.000 lượt du khách tham quan nhà trưng bày Hoàng Sa
>> Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái đối với quần đảo Hoàng Sa
>> Hoàn thành tôn tạo mộ Chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa
>> Trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa
>> Bảo tàng sống về Hoàng Sa
>> Nhiều đoàn khách quốc tế đến triển lãm Hoàng Sa
>> Trung Quốc tổ chức du lịch phi pháp đến Hoàng Sa: Quan nhiều hơn dân
>> Công chức Trung Quốc “chật cứng” trên tàu đến Hoàng Sa
>> Tri ân binh phu Hoàng Sa
>> Khánh thành mộ Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật
>> Tri ân hùng binh Hoàng Sa
>> Khai mạc lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
>> Hội thảo quốc tế chuyên đề Hoàng Sa - Trường Sa tại Quảng Ngãi
>> Tổng lãnh sự Mỹ thăm UBND H.Hoàng Sa
Bình luận (0)