Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố tranh chấp chủ quyền trong khu vực đang gây ra căng thẳng đáng kể, có thể dẫn đến xung đột trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đối mặt với tuyên bố chủ quyền đơn phương và những động thái đang quan ngại của Trung Quốc. AFP dẫn lời ông Rosario khẳng định tại Tokyo, Nhật Bản rằng bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ôm gần trọn biển Đông là “quá đáng”. Ngoài biển Đông, theo Ngoại trưởng Philippines, quan hệ giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang bị tác động nghiêm trọng vì tranh chấp biển đảo. Bên cạnh đó, trong cuộc gặp với ông Rosario ở Tokyo ngày 23.5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố ủng hộ việc Philippines đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông lên Tòa án quốc tế về luật Biển, theo Kyodo News.
Đến ngày 24.5, tại một hội nghị thuộc khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Brunei, đại diện Philippines lên tiếng cáo buộc 1 tàu chiến, 2 tàu hải giám và khoảng 30 tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Kyodo News dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay tàu Trung Quốc vẫn còn ở khu vực nói trên bất chấp phản đối của Manila trong mấy ngày qua. Tại hội nghị, đại diện các thành viên ASEAN cùng các nước đối tác, trong đó có Mỹ, Nhật và Trung Quốc đã bàn về các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngoài ra, Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow ngày 23.5 cho Kyodo News hay nước này vừa đề nghị các bộ trưởng ASEAN họp vào tháng 8 để khẳng định lập trường của khối về tranh chấp ở biển Đông. Thời điểm cụ thể vẫn đang được thảo luận. Ông Sihasak cho biết thêm nhóm làm việc ASEAN - Trung Quốc về Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC) dự kiến sẽ gặp mặt ở Bangkok vào ngày 29.5. Các động thái trên nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp ASEAN - Trung Quốc vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 để thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Nhật “sẽ đưa quân đến gần Senkaku/Điếu Ngư” Hoàn Cầu thời báo loan tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tiến hành kế hoạch triển khai 100 binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất tới đảo Yonaguni. Đây là đảo có người ở gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhất, chỉ cách 150 km. Yonaguni cũng nằm trên vùng biển được xem là một trong những lối vươn ra Thái Bình Dương của tàu chiến Trung Quốc. Theo Hoàn Cầu thời báo, kế hoạch trên được xúc tiến sau khi Thị trưởng Yonaguni Shukichi Hokama không còn đòi chính quyền trung ương trả 1 tỉ yen (hơn 200 tỉ đồng) “phí gây hỗn loạn” nếu muốn triển khai quân ở đây. Tuy nhiên, chính quyền đảo vẫn sẽ yêu cầu bồi thường hàng trăm triệu yen. Các bên chưa có phản ứng về thông tin này. Minh Trung |
Văn Khoa
>> Philippines quyết đối phó Trung Quốc
>> Philippines thề chống Trung Quốc “đến người cuối cùng”
>> Nhật đẩy nhanh giao tàu tuần tra cho Philippines
>> Philippines nâng cấp hải quân để chống “kẻ bắt nạt”
>> Đài Loan, Philippines tìm cách hạ nhiệt căng thẳng
>> Tàu chiến Trung Quốc rượt “quan chức Philippines”
>> Trung Quốc lợi dụng căng thẳng Đài Loan - Philippines như thế nào?
>> Philippines kêu gọi Đài Loan bình tĩnh
>> Ấn Độ bác đề nghị của Trung Quốc về biển Đông
>> Chuỗi tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông
>> Nga coi trọng việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển Đông
>> Phản đối việc Trung Quốc cấm bắt cá ở biển Đông
Bình luận (0)