>> Nhạc Việt trong mắt tôi: Đừng quên mất mình là ai
>> Nhạc Việt trong mắt tôi
Nhạc sĩ sống bằng gì?
Nhâm nhi ly cà phê, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện mở đầu trầm ngâm: "Nếu ai hỏi ngày xưa nhạc sĩ sống bằng gì, thì xin thưa, chỉ có đài phát thanh trả tiền, chứ làm gì có chuyện in CD, làm liveshow... Ấy vậy mà cái thời gian khổ, hết chống Pháp rồi đến chống Mỹ, chúng ta lại có biết bao ca khúc hay và sống mãi với thời gian. Đến đây thì tôi nhất trí với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, sáng tác âm nhạc trước hết là để thỏa mãn nhu cầu của mình, bạn bè mình chứ không bao giờ nghĩ viết nhạc để bán kiếm tiền".
Ông kể thêm, khi ấy, mỗi nhạc sĩ phải có cái nghề chính để sống rồi mới sáng tác được. Người thì làm kinh tế, người đi làm báo, người thì làm bên lực lượng thanh niên xung phong.v.v...
|
Tình hình khó khăn chung mà giống nhau đến nỗi, hai nhạc sĩ Xuân Hồng và Hoàng Hiệp bảo: “Tôi lo cho nền âm nhạc Việt Nam quá vì mấy em không chuyên tâm vô sáng tác. Các em sống bằng nghề khác, còn sáng tác chỉ để vui chơi”.
"Giờ thì những nhạc sĩ có tên tuổi đã có thể sống bằng nghề, dù thu nhập cũng không ổn định lắm. Tháng nào có ca sĩ đặt bài, mua bài thì coi như "trúng", không thì lại chờ đến hết quý có thêm tiền bản quyền", nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ.
Còn hiện nay, theo ông, nhạc sĩ trẻ đang "ăn nên làm ra" nhờ sáng tác hàng loạt theo đơn đặt hàng.
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện lắc đầu: "Để sáng tác được, tôi phải đi nhiều, hiểu nhiều, phải có sự đồng điệu, cảm thông. Viết theo kiểu đặt hàng như các nhạc sĩ trẻ hiện nay, chắc tôi không viết được. Tôi từng xuống xưởng may để viết ca khúc nhưng vì không ấn tượng và khó chịu với tiếng máy nổ nên rốt cuộc phải ra về tay không".
Theo ông, nhạc sĩ thường sáng tác theo hai khuynh hướng: Viết ca từ trước và ráp nhạc sau hoặc ngược lại.
"Ngày trước, nhạc sĩ thường bắt đầu bằng việc phổ thơ mà thơ thì như bạn biết rồi đấy, lời hay và ý đẹp. Những câu hát kiểu như “ước gì nhà mình chung vách” thời ấy đã bị chê là thô thiển. Còn bây giờ? Ca từ thô thiển hơn nhiều lần, thuộc "trường phái" văn nói như “hổng dám đâu”, “em sẽ là người ra đi”, “người ấy và tôi em chọn ai”... thì xuất hiện ngày càng nhiều trong thị trường âm nhạc của giới trẻ", ông nói.
m nhạc, từ "nghe" chuyển sang… "nhìn"
"Thời xưa, nhạc để “nghe” chiếm 90% còn nhạc “nhìn” ít lắm. Giờ thì đã thành dòng chủ yếu. Mỗi thời mỗi khác, cũng phải tùy thuộc vào khán giả mà sáng tác cho phù hợp", nhạc sĩ chia sẻ.
"Cũng thế mà sản sinh ra những ca sĩ xinh đẹp nhưng chỉ biết "múa" là chính và vì thế cũng “đẻ” ra những nhạc sĩ sáng tác những ca khúc như thế để kết hợp cho một xu hướng như thế. Họ viết nhạc không cần giai điệu đẹp. Có những bài, tôi nói thật, nếu không có dàn nhạc thì hát không được vì chuyển cung, chuyển điệu lung tung", nhạc sĩ lắc đầu cho biết.
|
Nhạc sĩ cũng không ngần ngại nhận xét: "Nói theo nhạc viện, ca sĩ thì phải đọc được nốt. Thế nhưng thời bây giờ, 99% ca sĩ không đọc được nốt. Kể cả những người xuất thân từ nhạc viện đôi khi cũng đọc không chuẩn xác. Người đọc nốt chuẩn nhất khi ra trường lại làm nghề... sửa đàn".
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng không nên chỉ đem con mắt của người nghe nhạc tiền chiến mà phê phán những bài hát thuần túy chỉ có nhảy nhót. "Đã gọi đó là nhạc "nhìn" thì phải chấp nhận yếu tố "nhìn" tốt hơn yếu tố "nghe".
Nếu như ca sĩ ngày xưa đòi hỏi phải có chất giọng tốt để có thể hát mộc thì bây giờ công nghệ phát triển, những dụng cụ chỉnh, tăng âm... đã làm thay tất cả. Đó cũng là lý do mà theo nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện là "làm sản sinh nhiều ca sĩ".
Nhạc sĩ chia sẻ thêm: “m nhạc giải trí và âm nhạc nghệ thuật rất khó phân biệt rạch ròi. Thường thì bây giờ, nhắc đến giải trí người ta nghĩ đến cái gì đó xấu và bị chê bai nhưng thực tế tốt xấu là do tự thân nó. Giải trí mà chú tâm đến nghệ thuật, đến những ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống thì vẫn là nghệ thuật. Nhưng ngược lại, nghệ thuật cũng vậy, phải có chất giải trí trong đó thì khán thính giả mới dễ dàng thưởng thức".
Ý kiến bạn đọc: @ Tôi thấy những ca sĩ bây giờ họ gần như quên chất giọng mà chỉ quan tâm vào những hình ảnh hào nhoáng mà thôi. Thí dụ như: Áo quần, trang sức, yêu tố hở hang… Nhưng suy cho cùng một phần như vậy cũng là do các giám khảo của các chương trình, các cuộc thi âm nhạc... Tôi thấy các vị giám khảo chỉ hay khen, đại loại: "Hôm nay em mặt đồ đẹp lắm"; "Hôm nay em thật là máu lửa" hay là "Em đã làm chủ được trên sân khấu"... trong khi cứ phê bình chung chung (nói chung là không phê và góp ý thẳng vào chuyên môn). Và do vậy ngay từ lúc sơ khai, các ca sĩ này đã tự cho phép mình nhận thấy mình khác người thường rồi. Thành ra, ca sĩ bây giờ cứ nghĩ mình là số một. Mà đã là số một thì không cần ai phải góp ý nữa cả. Cần phải học, và học nhiều nữa là khác, các sĩ trẻ ạ! (nguyentanminh <tanminh1958@yahoo.com) @ Với tư cách là một độc giả 'tín đồ' của Báo Thanh Niên, tôi có nhận xét sau: - Tôi thấy rất nhiều người được gọi là "sao Việt" hiện nay hành nghề với mục tiêu đơn giản nhất là kiếm tiền, bỏ đằng sau sự cống hiến (bỏ những show ít tiền); suy đồi đạo đức (chửi tục); nhố nhăng văn hóa (cách ăn mặc, trang phục hở hang), thiếu hẳn quy chuẩn là người nghệ sĩ chân chính. + Tôi đã từng khóc khi nghe rất nhiều ca sĩ ngày xưa hát những bài hát với niềm chân thành xúc cảm bởi họ đã "hồn hóa" trái tim của người nghe bằng chính trái tim cháy bỏng của đời nghệ sĩ. + Tôi thấy showbiz ngày nay ai cũng "khoe thân" và "khoe của". Họ làm để làm gì nhỉ? Khoe thân: Cơ quan quản lý văn hóa có làm đúng hết trách nhiệm của mình chưa, tôi thấy tội cho giới nghệ sĩ chân chính quá. Khoe của: Hầu hết giới showbiz Việt giàu có vậy, cơ quan quản lý thuế có vào cuộc để truy thuế thu nhập của họ chưa. Qua sự kiện này mới thấy được giới nghệ sĩ thời này thích chơi ngông hơn là chân chính (không phải là tất cả). (quoc nguyen <nguyenquoc1505@gmail.com) |
Mời bạn đọc, người yêu nhạc góp ý về nhạc Việt Diễn đàn "Nhạc Việt trong mắt tôi" ngoài việc đăng tải ý kiến các nhạc sĩ, ca sĩ, chuyên gia… trong lĩnh vực âm nhạc, văn hóa vẫn rất cần những ý kiến từ chính bạn đọc, những người yêu nhạc Việt. Bạn đọc, người yêu nhạc Việt có thể bày tỏ quan điểm của mình về những góc nhìn, những chia sẻ về làng âm nhạc hiện nay... Những ý kiến đóng góp của bạn đọc có thể chia sẻ dưới dạng phản hồi dưới mỗi bài viết hoặc email vào địa chỉ: toasoantno@gmail.com. Những ý kiến, chia sẻ, bài viết hay của các bạn qua email toasoantno@gmail.com sẽ được Thanh Niên Online trích đăng (có trả nhuận bút) trong diễn đàn này. |
Thiên Hương - Diễm Út
>> Con nít "chê" nhạc Việt - Kỳ 3: Đừng bắt trẻ con làm trò cho người lớn!
>> Con nít "chê" nhạc Việt - Kỳ 2: "Các bé chê nhạc Việt sến
>> Con nít "chê" nhạc Việt - Kỳ 1: Ghét nhạc Việt, chuộng nhạc Anh, nhạc Hàn
>> Một "Khởi nguồn" khác của nhạc Việt
>> Đàm Vĩnh Hưng: "Ai xứng là ông hoàng nhạc Việt hơn tôi?
>> Chọn niềm vui cùng “tam Linh” của làng nhạc Việt
>> Mary Mcbride: Sẽ chơi ít nhất một bản nhạc Việt Nam!
>> Nâng tầm nhạc Việt
>> Nhạc Việt - nghe và nhìn
>> Dàn nhạc Việt từ gỗ dừa
Bình luận (0)