(TNO) Là địa phương duy nhất trên toàn quốc, và cũng là lần đầu tiên, năm nay, tỉnh Thái Bình tổ chức cho nhân dân trên địa bàn đón giao thừa tại các nhà văn hóa thôn, xóm. Đặc biệt, 100 % cán bộ lãnh đạo tỉnh cũng sẽ đón giao thừa cùng với dân. Một nét độc đáo trong việc đón Tết Nguyên đán của người dân vùng quê lúa.
|
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Đàm Văn Vượng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình, cho biết đây là chủ trương của Tỉnh ủy Thái Bình nhằm hạn chế nạn đốt pháo, đồng thời “đánh thức” những hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng đón Tết cổ truyền đã bị lãng quên ở vùng “quê lúa” này.
|
Cụ thể, trong đêm giao thừa, tại các thôn, làng, khu dân cư, tổ dân phố của tỉnh Thái Bình đều tổ chức các hoạt động văn hóa tập thể tại các nhà văn hóa thôn, xóm. Nhân dân ở khu dân cư tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian.
Thời điểm giao thừa, thay vì đón giao thừa tại nhà riêng như mọi năm, người dân ở các khu dân cư Thái Bình sẽ cùng nhau đón năm mới tại nhà sinh hoạt cộng đồng sau đó mới về nhà thực hiện các nghi lễ đón Tết như thường lệ.
Thời khắc giao thừa, các đền, chùa, nhà thờ trên địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ đồng loạt thỉnh chuông, đánh trống để đón chào năm mới Giáp Ngọ.
Cũng theo ông Vượng, ngoài việc huy động 120 đội văn nghệ quần chúng của 120 xã tổ chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn của mình, tỉnh Thái Bình đã điều động Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Nhà hát Chèo, đoàn cải lương, đoàn ca múa kịch… “trực chiến”, tổ chức biểu diễn, công chiếu phục vụ công chúng tại cơ sở.
Bài, ảnh: Hoàng Long
>> Khánh thành nhà văn hóa do Nam Phi tài trợ xây dựng
>> Điều chỉnh phương án xây dựng Nhà văn hóa Thanh niên
>> Bức xúc vì nhà văn hóa bị phá để xây chung cư
>> Chuyện địa phương: Bất cập nhà văn hóa thôn ấp
>> Ngồi một chỗ đón giao thừa 2 nước
>> Nhà vườn miền Tây lo phải đón giao thừa trên sông
>> Đồng Nai: Bắn pháo hoa đêm giao thừa trên cầu Hóa An
>> Bắn pháo hoa đêm giao thừa
Bình luận (0)