Khinh khí cầu thay vệ tinh

04/04/2014 03:00 GMT+7

Dù rất hữu ích cho thông tin liên lạc, quan sát, điều hướng và nhiều ứng dụng khác, nhưng chi phí thiết kế và đưa vệ tinh vào hoạt động trên quỹ đạo khá đắt đỏ. Đó là lý do mà hãng Thales Alenia Space thiết kế một mô hình mới có tên gọi StratoBus.

Khinh khí cầu thay vệ tinh
Ảnh: Thales Alenia Space

Đó là một khinh khí cầu hoạt động ở độ cao 20 km trong tầng bình lưu. Thales Alenia Space cho biết StratoBus dài 70 -100 m, rộng 20 -30 m. Lớp vỏ chủ yếu dệt bằng sợi carbon chống tia cực tím. Có 2 động cơ và ổn định được vị trí ở mức gió 90 km/giờ. Thân của khinh khí cầu có một phần trong suốt để ánh mặt trời lọt qua để các tế bào quang năng hấp thu cung cấp năng lượng cho StarBus hoạt động.

Tạp chí Gizmag cho biết với những thiết bị mang theo, StratoBus hoạt động hiệu quả không thua vệ tinh trong việc quan sát, giám sát an ninh, viễn thông, phát thanh truyền hình… Ước tính mỗi khinh khí cầu có tuổi thọ 5 năm đối với những nguyên mẫu đầu tiên.

Hiện nay, hãng Thales Alenia Space đang liên kết để phát triển dự án cùng các công ty Airbus Defence & Space, Zodiac Marine và CEA-Liten.

Song Mai

>> Khinh khí cầu 'khủng' đạt vận tốc 148 km/giờ
>> Hà Nội thả khinh khí cầu dịp tết
>> Một người Trung Quốc bay khinh khí cầu đến Senkaku/Điếu Ngư
>> Vượt Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu... bóng bay
>> Khinh khí cầu cung cấp internet cho vùng sâu 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.