|
AP hôm 30.10 dẫn lời ông Peter Piot, hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London (Anh), cho biết không cần phải uyên bác để nhận ra hiểm họa nói trên khi có quá nhiều người đi lại giữa 2 vùng. “Tôi không nghĩ có thể ngăn mọi người đi lại. Bệnh nhân Ebola có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên thế giới, nhưng Trung Quốc khá là dễ bị dịch”, ông Piot nhận định.
“Vấn đề là: đâu là chất lượng và tiêu chuẩn trong việc kiểm soát dịch bệnh? Tại các bệnh viện công ở Trung Quốc, những nơi tôi từng ghé thăm, mức độ kiểm soát rất nghèo nàn”, ông cho hay.
Hơn 8.600 người đã đi từ các khu vực có dịch Ebola sang tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) tính từ tháng 8 đến nay và có hàng chục chuyến bay trong một tháng, AP thống kê.
Theo quy định của bộ y tế Trung Quốc, tất cả những người đến từ vùng có dịch Ebola sẽ được theo dõi trong 3 tuần kể từ sau khi đặt chân đến Trung Quốc và sẽ bị cách ly ngay lập tức nếu bị sốt.
Tuy nhiên, ông Piot cũng đánh giá công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc có cải thiện và nhà chức trách tại đây đang trở nên cởi mở hơn về các nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng sau khi dịch bệnh Hội chứng suy hô hấp cấp (SARS) bùng phát tại miền nam nước này hồi năm 2002.
Bắc Kinh đã viện trợ 86 triệu USD cho 3 quốc gia Tây Phi, gồm Sierra Leone, Liberia và Guinea, nơi được xem là tâm dịch Ebola, và cũng đã gửi gần 200 nhân viên y tế đến đây.
Hoàng Uy
>> Rộ cáo buộc ‘quân đội Mỹ tạo ra Ebola’ trên mạng xã hội
>> Úc ngưng cấp visa cho người từ vùng dịch Ebola
>> Virus Ebola có nguồn gốc hơn 20 triệu năm
>> Nhà báo thử vắc xin chống Ebola vẫn khỏe mạnh
>> New York nới lỏng quy định về cách ly Ebola
Bình luận (0)